Bé 3 tháng tái xanh mặt và ngưng thở khi đang bú, lại thêm 1 vụ sữa mẹ nữa xảy ra từ sai lầm của chính mình

Một mẹ đã phải trải qua những đau đớn kinh hoàng khi con bị tai nạn kỳ lạ, khi đứa con đỏ hỏn mới sinh gần như chết nghẹn khi đang bú mẹ. Trải nghiệm này đã được viết ra trên facebook của mẹ này như một cảnh báo dành cho tất cả các mẹ.

Chuyện của một mẹ vừa trải qua cơn ám ảnh suýt mất con vì sai lầm của chính mình. Các mẹ đọc để rút kinh nghiệm nha vì đây không phải là chuyện của riêng ai đâu ạ!

Trong khi nhiều người nuôi con bằng sữa mẹ đang phải vật lộn với chuyện sữa ít hay tắc sữa thì không ít mẹ lại phải đối mặt với những vấn đề nguy hiểm hơn khi “có quá nhiều sữa”. Mặc dù mẹ có thể giảm lượng sữa tiết ra bằng cách dùng tay chặn núm vú và thay đổi tư thế bú của con nhưng có những biến cố mà nhiều khi các mẹ cũng không thể lường hết được.

Một mẹ đã phải trải qua những đau đớn kinh hoàng khi con bị tai nạn kỳ lạ, khi đứa con đỏ hỏn mới sinh gần như chết nghẹn khi đang bú mẹ. Trải nghiệm này đã được viết ra trên facebook của mẹ này như một cảnh báo dành cho tất cả các mẹ.

Em xin phép được share lại đây, các mẹ đọc để biết đường tránh nha!

“Đây là ngày kinh hoàng nhất trong cuộc đời mình. Các mẹ có biết trẻ sơ sinh có thể mất mạng vì sặc sữa mẹ không? Các mẹ có hình dung được cảm giác của mình ra sao khi con bỗng chốc bị nghẹn thở và phải chuyển đi cấp tốc trên chiếc xe cứu thương hú còi inh ỏi không?

Ảnh minh họa

Hôm ấy, mình đang cho đứa con 3 tháng bú như mọi khi và chợt thấy có gì đó sai sai khi đứa con mới sinh của mình phải vật lộn trong hơi thở thoi thóp. Ngay lập tức mình nhận ra có thể con đang bị sặc sữa và khi nó đến, rõ ràng mình đã hiểu tai nạn này phổ biến hơn nhiều người tưởng. Mình không chuẩn bị gì cho những điều này nhưng rõ ràng nó đang diễn ra và thực sự quá sợ hãi.

Trong lúc chuyển con đi cấp cứu, mình chỉ ngồi đó, quan sát đứa con bé bỏng, quý hơn vàng của mình đang phải chụp mặt nạ oxy để thở. Bên cạnh là những ống, dây y tế các kiểu. Con từ chỗ hồng hào đang dần chuyển sang xanh xám. Lúc ấy, mình chỉ nghĩ con sẽ bỏ mình đi bất cứ lúc nào kể từ giây phút đó. Chưa bao giờ mình nghĩ điều tồi tệ này lại xảy ra với mình nên ngay khi nó xảy ra mình cũng không thể tin nổi.”

Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên các mẹ có con bị sặc sữa đến mức nguy hiểm đến tính mạng đâu các mẹ ạ! Em cũng từng chứng kiến một vụ rồi! Lúc đó con nhà em bị viêm phổi, nằm viện. Em đang ra ngoài mua đồ ăn thì thấy cả Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh nhốn nháo cả lên. Người thì dạt đi, kẻ thì bị hất mạnh giữa tiếng kêu thất thanh và bước chân quýnh quáng của một bà mẹ. Chị này bế đứa con chừng 2 tháng tuổi, toàn thân tím tái, mềm nhũn khóc thét kêu gào “Bác sĩ ơi, làm ơn cứu con tôi, nó chết mất, nó chết mất!

Ảnh minh họa

Sau một lúc được đưa vào cấp cứu, con chị đã cứu sống. Nguyên nhân khiến bé nguy kịch trong gang tấc sau đó được mẹ tiết lộ là do bé sặc sữa. Chị phát hiện con bỗng dưng tím tái, nghẹt thở sau khi bú mẹ. Lúc đó, do ở thuê gần bệnh viện nên chị ra gọi xe ôm, bế con chạy viện luôn.

Nhưng không phải bé nào cũng may mắn như nhau. Một chị đồng nghiệp của em ở cơ quan cách nay 2 năm cũng mất con vì sặc sữa. Bé bú xong, mẹ để con ngủ, đi làm việc vặt. Khoảng 15-20 phút sau, quay lại ngó con thì phát hiện chân tay con lạnh ngắt, người tím tái, đặt tay vào mũi không còn thấy hơi thở nữa. Hôm nhận được tin đi phúng điếu con chị, cả công ty ai cũng không tin nổi.

Chị nghỉ sinh mới 3 tháng, còn chưa đi làm lại thì đã mất con trong đau đớn. Hôm đám tang, chị gào khóc, đấm vào ngực mình liên tục tự trách “Tại mẹ hết, tỉnh lại đi con ơi, mẹ hứa cho con bú, không để sặc nữa đâu mà!!!” Ai có mặt chứng kiến nghe xong cũng không cầm được nước mắt.

Trên thực tế, chuyện sặc sữa mẹ rất phổ biến. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Nó có thể bị trào ngược sữa và gây ngạt thở. Trong không ít trường hợp, phát hiện quá muộn trẻ đã tử vong. Tai nạn đau đớn này thường gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 1 tuổi.

Sau khi nuốt, sữa sẽ đi từ miệng xuống thực quản trước khi đến dạ dày. Giữa thực quản và dạ dày sẽ có một điểm nối. Tại đây có một số cấu trúc đặc biệt giúp thực quản đóng lại để sữa không đi ngược trở lên. Do hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, quá trình này ở trẻ sơ sinh chưa ổn định nên các bé rất dễ bị sặc.

Để ngăn ngừa, tốt nhất mẹ nên đặt bé nằm nghiêng, thẳng người, kê cao đầu và luôn quan sát biểu hiện của bé khi bú. Không nên cho bé bú nằm vì nguy cơ sặc sữa rất cao, nhất là khi sữa mẹ về nhiều.

Có nhiều dấu hiệu rất dễ nhận một trẻ sơ sinh bị sặc sữa mẹ: đang bú hoặc sau bú, bé đột ngột ho mạnh, sặc sụa, tím tái và khó thở. Một số bé bị trào sữa ra mũi, miệng; da xanh tái, người mềm nhũn hoặc co cứng. Với những trường hợp nặng, bé có thể ngưng thở, tim ngừng đập.

Để xử lý khi trẻ sặc sữa, mẹ nhớ các bước sau: vỗ lưng, ấn ng.ực bằng cách cho trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh và nhanh năm cái vào lưng trẻ nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống xuất sữa ra khỏi đường hô hấp. Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh năm cái ở nửa dưới của xương ức, dưới đường nối hai vú khoảng 1-2cm. Lặp lại đến 5-6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.

Sau đó, thông đường thở bằng cách dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sữa sẽ vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp. Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với hà hơi thổi ngạt, cụ thể ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó, đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

(Theo WTT)