Sốc: Ngày 31/8 chính thức tiết lộ nguyên nhân bất ngờ khiến bà bầu 22 tuổi nâng ngực chết tức tưởi “không phải do nhiễm trùng” mà là…

Vụ thai phụ tử vong sau khi phẫu thuật nâng ngực tại một bệnh viện ở TP.HCM chắc các mẹ còn nhớ chứ ạ! Đã có kết quả điều tra nguyên nhân cái chết rồi đó!

Sáng nay, 31/8, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM đã chính thức công bố thông tin về kết quả điều tra nguyên nhân cái chết rồi đó! Thai phụ là S.B.T (22 tuổi, tạm trú huyện Hóc Môn, TP.HCM) sau nâng ngực đã tử vong.

Thời điểm thông tin này rộ lên khiến mẹ nào cũng vào mắng tới tấp bảo mẹ không nghĩ đến con, hành động ích kỷ. Bên cạnh đó còn phía dư luận cho rằng bệnh viện nào đó đồng ý làm cho chị khi chị đang mang thai cũng quá ẩu. Tựu chung cái chết đều quy về nhiễm trùng do sơ suất trong quá trình nâng ngực. Nhưng sự thật đến ngày hôm nay được công bố thì lại không như vậy.

Ảnh minh họa

Chị T. sau khi nâng ngực dính ngay đợt bùng phát cấp tính của bệnh Lupus ban đỏ chứ không phải do nhiễm trùng. Bệnh tiềm ẩn khi mang thai 17 tuần mà không được phát hiện điều trị lại cộng thêm các yếu tố khác như phẫu thuật và dùng kh.á.n.g sinh nên tạo thành hệ thống yếu tố thúc đẩy Lupus ban đỏ hệ thống bùng phát.

Đến khi chị này được đưa đi cấp cứu thì tình trạng bệnh đã quá nặng và vượt quá khả năng cứu chữa của các bác sĩ. Về trách nhiệm của bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật cho chị thì sai sót nằm ở chỗ không kiểm tra lại lời khai của bệnh nhân. Chị T. khi được hỏi về tình trạng hôn nhân đã nói mình chưa lập gia đình nên các bác sĩ đã chủ quan không kiểm tra lại.

Thôi thì người mất cũng đã mất, em không muốn đào bới thêm để làm gì nhưng có đôi điều các mẹ mang thai cần lưu ý:

Khi muốn làm phẫu thuật hoặc các can thiệp có xâm lấn trong thời gian mang thai, mẹ nên khai báo đầy đủ với bác sĩ tình trạng của mình. Có những can thiệp y khoa không thể thực hiện trong thời gian mẹ mang thai hoặc muốn can thiệp phải có những yếu tố khác hỗ trợ. Nếu mẹ không thành thật khai báo chắc chắn tiềm ẩn rủi ro rất lớn.

Riêng về lupus ban đỏ khi mang thai, các mẹ cần hiểu rõ:

Lupus là bệnh tự miễn, bệnh phát không rõ nguyên nhân, gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể người bệnh. Hơn 90% trường hợp lupus xảy ra ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Do vậy vấn đề thai nghén ở đối tượng này cần được chú ý.

Em có đọc một tài liệu y khoa thì thấy trước đây các bác sĩ còn khuyên những người mắc bệnh lupus không nên có thai hoặc nếu đã mang thai mà mắc bệnh này thì nên bỏ. Tuy nhiên, hiện nay y học tiến bộ hơn trước trong chẩn đoán cơ chế bệnh sinh và các loại thuốc ức chế miễn dịch cho hiệu quả điều trị bệnh cao hơn nên chuyện bỏ thai đã không còn.

Tuy vậy các mẹ cũng phải thực sự cẩn thận với bệnh này.

Theo thống kê, có khoảng 25% trường hợp bệnh nhân lupus là thai phụ phải đẻ non, 25% bị mất thai. Và số còn lại có thể mang thai, sinh nở bình thường. Và lupus có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi khi còn trong bụng mẹ và cả lúc sinh.

Trong đó, ảnh hưởng nặng nề nhất đến thai nhi có mẹ mắc lupus ban đỏ là các tự kh.á.n.g thể kh.á.n.g phospholipid. Có khoảng 1/3 trường hợp có trong máu các tự kh.á.n.g thể này.

Chúng tạo ra các cục máu đông, gây tắc mạch máu của nhau thai, làm cản trở hoạt động của nhau thai, khiến nhau thai không phát triển đầy đủ nên sẽ gây suy thai, thai yếu và chậm lớn. Và cuối cùng, nguy cơ lớn nhất ở các bà mẹ bị bệnh lupus mang thai là sinh non, trẻ bị khó thở, vàng da, thiếu máu.

Đối với trường hợp thai nhi sống sót, số trẻ sinh ra do mẹ mắc bệnh lupus ban đỏ có khoảng khoảng 3% mắc hội chứng lupus sơ sinh với triệu chứng nổi ban đỏ bất thường, rối loạn máu và rối loạn nhịp tim. Trường hợp rối loạn nhịp tim phải điều trị tới nơi tới chốn, còn lại bệnh thường tự khỏi sau 3-6 th.á.n.g và không để lại di chứng.

Do đó, để hạn chế những tai biến sản khoa không mong muốn, nếu mắc bệnh mẹ bầu vẫn phải dùng những thuốc cần thiết để kiểm soát bệnh. Và tất nhiên, thuốc này phải được bác sĩ chỉ định. Như trường hợp của sản phụ T. sau khi phẫu thuật không tiên lượng bệnh lupus ban đỏ, chỉ dùng kh.á.n.g sinh nên đã tạo thành hệ thống yếu tố làm bệnh bùng phát nặng và tử vong.

Trong khi đó, nếu được chẩn đoán bệnh từ sớm và dùng những thuốc không qua nhau thai, an toàn với thai nhi thì mẹ đã không đến nỗi phải tử vong tức tưởi như vậy.

Trong thời gian dùng thuốc trị bệnh, mẹ nên nhớ tuyệt đối không thuốc gây độc cho thai như cyclophosphamide, dexamethasone và betamethasone vì thuốc sẽ ngấm vào thai, gây dị tật hoặc mắc các dị tật bẩm sinh khác.

Ảnh minh họa

Và tất nhiên, dù gì đi nữa mang thai mà đi phẫu thuật nâng ngực hoặc làm các biện pháp phẫu thuật thẩm mĩ khác thì đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Mẹ thương con thì ráng đợi đến khi chào đời, muốn tân trang thế nào thì tân trang mẹ nhé!

Theo WTT

"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."