Đã tìm ra nguyên nhân vì sao chị em dùng thớt gỗ hay thớt nhựa vẫn gây ung thư và bệnh hiểm nghèo
Bỏ ngay tấm thớt có các “triệu chứng” sau nếu không muốn rước bệnh vào thân nha các chị!
Hôm qua em tới nhà bạn chơi, thấy nhà bạn em cứ dùng mãi một cái thớt nhựa tới mức nó cũ rích và đầy vết dao rồi mà vẫn không chịu thay. Em mà có cái thớt như vậy là em vứt đi không thương tiếc rồi, dùng làm gì nữa.
Em bảo với nó là cần phải thay thớt mới đi, nếu không dễ bị ngộ độc thực phẩm, mang bệnh vào người lắm mà nó không chịu tin. Nó bảo chỉ có thớt gỗ dùng lâu mới bị móc và chứa vi khuẩn chứ thớt nhựa này mỗi lần xài xong nó đều lau và chùi rửa cẩn thận thì vi khuẩn nào mà sống nổi. Em nghe nó nói mà choáng quá, giờ thì em biết lí do sao mà nó cứ hay than bị tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa rồi. Ăn đồ ăn từ cái thớt đó thì biểu sao mà không mang bệnh vào người.
Em nhớ là có đọc được nhiều bài trên mạng nói về vấn đề này rồi, chắc phải chỉ tận nơi cho nó đọc thì nó mới chịu thay thớt mới.
Thật ra không chỉ có nhỏ bạn em có suy nghĩ đó đây mà rất nhiều người cũng lầm tưởng rằng thớt nhựa bề mặt nhẵn nhụi, trọng lượng nhẹ nên sẽ dễ dàng lau sạch. Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây cho thấy, thớt nhựa ẩn chứa nhiều vi khuẩn hơn, là môi trường để vi khuẩn dễ dàng sinh sản.
Điển hình là vi khuẩn salmonella (thủ phạm gây ra bệnh tiêu chảy) không thể tồn tại trên thớt gỗ khi để qua đêm. Tuy nhiên các vi khuẩn đó phát triển mạnh và nhân rộng trên một chiếc thớt nhựa.
Đối với thớt gỗ, vi khuẩn bị hút xuống dưới bề mặt thớt, nơi chúng không thể sinh sôi được và cuối cùng chúng bị chết. Còn với thớt nhựa, cho dù đã được làm sạch và khử trùng đến vài lần thì vi khuẩn vẫn sống và sinh sôi nảy nở. Bởi thớt nhựa nếu không được ngâm thuốc khử trùng cả đêm thì chúng dễ dính bám cặn bã khó tẩy rửa từ các loại thức ăn, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc hình thành. Với thớt nhựa cũ, cho dù dùng các loại nước khử trùng như thuốc tẩy clo thì vẫn không loại bỏ được vi khuẩn trong rãnh thớt.
Nguy hiểm là thế nhưng em thấy có rất nhiều chị em dùng một cái thớt để cắt tất cả các loại thực phẩm vừa mới thấy cắt, cá thịt sống xong quay qua đã thấy dùng chính chiếc thớt đó để cắt trái cây. Điều này là rất nguy hại cho sức khỏe đấy ạ.
Theo các chuyên gia, nguy cơ mang bệnh từ thớt thật ra không chỉ nằm ở chuyện thớt làm bằng nguyên liệu gì, mà chủ yếu là vì thói quen dùng chung một thớt cho cả thực phẩm sống lẫn chính. Ngoài ra, việc làm vệ sinh thớt không đúng cách hoặc dùng một cái thớt quá lâu cũng không tốt cho sức khỏe.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thớt được làm từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau. Để đề phòng khả năng nhiễm bệnh từ thớt, theo các chuyên gia tối thiểu trong bếp nhà phải có 2-3 loại thớt được sử dụng riêng cho các dạng thực phẩm.
Thớt gỗ thích hợp cho băm chặt: Thớt gỗ có độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức ăn.
Thớt nhựa thích hợp để thái thức ăn chín: Thớt nhựa không chịu được lực tác động lớn. Nếu bạn chặt thịt cá, thớt có thể bị nứt, vỡ, dao nhanh cùn hơn. Vì vậy, chị em chỉ nên sử dụng thớt nhựa để thái các loại thức ăn đã chín hoặc qua chế biến, không cần nhiều lực.
Thớt thủy tinh thích hợp cắt hoa quả: Thớt thủy tinh làm từ thủy tinh chịu lực nên không bị mùn, không bị ô-xy hóa, dễ lau rửa, chịu được nhiệt độ cao. Chị em có thể yên tâm thái thực phẩm mà không sợ làm trầy xước bề mặt thớt.
Tuy nhiên, bề mặt thớt cứng làm dao nhanh cùn và không thích hợp cho việc băm, chặt thức ăn. Ngoài ra, bề mặt thớt trơn nhẵn có thể khiến dao dễ bị trượt, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì thế bạn chỉ nên dùng thớt thủy tinh để thái trái cây, rau củ, thức ăn mềm, các món cơm cuốn, sushi, thức ăn đã được chế biến như thịt luộc, thịt quay, giò, chả.
Để sử dụng thớt an toàn chị em nên chú ý vệ sinh thớt ngay sau khi sử dụng, tránh để thức ăn thừa bám dính trên thớt quá lâu.
-Sau khi sử dụng, thớt cần được rửa với nước rửa chén và bàn chải để làm sạch phần thức ăn thừa bám trên mặt thớt và phải dựng hoặc treo lên cho thật khô.
– Thớt sau khi sử dụng lâu thì mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6 – 8 tháng nên thay thớt một lần, khi dùng tốt nhất nên tráng qua nước sôi.
– Khi chọn mua thớt, nên chọn sản phẩm có nhãn mác rõ ràng để biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Không nên chọn những chiếc thớt có bề mặt phủ lớp màu, vì đây là cách để nhà sản xuất che giấu các vết nứt hoặc thấm mốc bên dưới… Tuyệt đối không chọn những sản phẩm chỉ ghi lập lờ với thông tin chung chung.
Theo WTT