Mẹ bổ sung canxi mong con tăng chiều cao ai ngờ đẩy bé vào cơn NGUY KỊP, bệnh chồng bệnh

Việc bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ nhỏ là rất cần thiết song chỉ cần mẹ làm sai cách sẽ gây nguy hiểm khôn lường cho bé.

Câu chuyện của bé trai ở Trung Quốc là bài học cảnh tỉnh cho tất cả bà mẹ đang chăm con nhỏ và có ý định bổ sung thêm dưỡng chất giúp con mau lớn khỏe mạnh.

Hằng Hằng (6 tuổi) là đứa bé ngoan, hiếu động lại rất biết nghe lời. Tuy nhiên dạo gần đây bé nghịch ngợm, tỏ ra khó chịu và thường xuyên phá phách. Bé thường nói với mẹ hiện tượng đau bụng song thay vì đưa bé đi khám, người mẹ chủ quan cho rằng con gặp vấn đề tiêu hóa nên uống vài viên thuốc sẽ khỏi.

Hằng Hằng thường xuyên kêu đau bụng mà mẹ không rõ nguyên nhân.

Cho tới một ngày, khi cô vào phòng gọi tiểu Hằng dậy để đi học mới phát hiện bé ôm bụng toát mồ hôi và liên tục kêu đau. Khi đưa bé tới bệnh viện người mẹ mới tá hỏa khi nghe bác sĩ chẩn đoán bé bị sỏi niệu quản, tràn dịch màng thận trái.

Vì bổ sung quá nhiều canxi khiến con trai bị sỏi niệu quản, bố mẹ cậu bé vô cùng ân hận.

Lúc này người mẹ mới thừa nhận khi Hằng Hằng 3 tuổi, bé có chiều cao không như những đứa trẻ cùng trang lứa. Nghe quảng cáo trên truyền hình, chị quyết định cho con uống bổ sung canxi hỗ trợ tăng chiều cao.

Bác sĩ cho biết chính sự thiếu hiểu biết của người mẹ khiến sức khỏe của bé giảm sút. Sự hấp thụ canxi ở từng độ tuổi và cơ thể có giới hạn khác nhau, với trẻ nhỏ nếu bổ sung dư thừa sẽ gây ứ đọng ở thận làm tăng khả năng hình thành sỏi, trường hợp nặng hơn sẽ gây vôi hóa não. Rất may Hằng Hằng được phát hiện kịp thời, chỉ sau vài ngày điều trị sức khỏe của bé nhanh chóng hồi phục và được xuất viện về nhà.

Khi nào trẻ cần bổ sung canxi?

Giai đoạn sơ sinh

Những biểu hiện ở trẻ sơ sinh dễ nhìn thấy là thóp rộng, đầu to, bú kém, quấy khóc, giật mình, khó ngủ… thì nên bổ sung canxi.

Năm tháng đầu đời

Giai đoạn này bé hay gặp các vấn đề thiếu hụt canxi dẫn tới gầy gò, thấp còi, suy dinh dưỡng. Nếu không được bổ sung đầy đủ bé dễ dàng mắc dị tật như cong, gù lưng, răng sún…

Trong độ tuổi phát triển

Đây là khoảng thời gian mẹ cần bổ sung dưỡng chất giúp trẻ bứt phá về cả chiều cao và thể lực, chính vì thế việc tiếp thêm canxi cho bé là vô cùng cần thiết.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng (Khoa khám tư vấn dinh dưỡng cơ sở 2 – Viện dinh dưỡng Quốc gia), dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết trẻ thiếu canxi là ngủ không sâu giấc, ra nhiều mồ hôi, rụng tóc hình vành khăn, thóp rộng và chậm liền so với lứa tuổi.

Ngoài ra, có thể trẻ chậm biết lẫy, biết bò, xuất hiện các nốt ở đầu xương sườn và biến dạng lồng ngực, ngực dô ức gà, xương sườn cong. Sau 1 tuổi, biến dạng sẽ ảnh hưởng lên chi khi trẻ em đã tập đi: cong xương chi dưới hình chữ O, chữ X, đầu gối vẹo ra ngoài, chậm phát triển chiều cao, chậm mọc răng… Hoặc, trẻ có biểu hiện biếng ăn, đi ngoài phân sống… Khi trẻ có các dấu hiện trên, nên mang trẻ đi khám bác sĩ dinh dưỡng để biết chính xác và có hướng khắc phục phù hợp.

Trẻ có cần bổ sung canxi hay không sẽ được bác sĩ xác định sau khi khám dinh dưỡng, chỉ khi thiếu mới cần bổ sung. Việc uống canxi không đúng cách có thể gây tích lũy dẫn đến những tác dụng không mong muốn như: táo bón, rối loạn tiêu hóa, nặng hơn có thể gây tích lũy nhiều can xi tại thận, có thể gây sỏi thận…

Theo Eva