Ông lão nhặt được 200 nghìn mỗi ngày trong suốt 10 năm, đến khi ông mất mọi người mới biết số tiền đó hóa ra là…
Ông Lý là người nhặt ve chai trên các khu phố để kiếm sống. Mỗi khi xế chiều, ông lại đến các điểm thu gom rác để tìm kiếm những chai lọ mà mọi người vứt bỏ, ông sẽ nhặt chúng về để bán lấy tiền.
Mặc dù cuộc sống rất khổ cực nhưng ông chưa bao giờ nghĩ đến việc đi ăn xin. Ông nghĩ rằng chỉ cần có sức khỏe thì tuyệt đối không sống nhờ vào sự bố thí của người khác. Nếu như trên đường đi nhặt được tiền, ông sẽ nghĩ rằng số tiền này là ông Trời đang thương xót ưu ái ông.
Một hôm, trời nhá nhem tối, ông Lý đang trên đường đi nhặt ve chai thì chợt nghe thấy tiếng rên rỉ rất đau đớn thống khổ trong một góc phố. Ông tiến lại gần và phát hiện thấy một người đàn ông ăn mặc rất lịch sự đang nằm co quắp trên mặt đất, toàn thân bốc ra mùi rượu nồng nặc. Ông không biết là người đàn ông đó bị như vậy là do bệnh tái phát hay còn nguyên do gì khác, nhưng nhìn cách ăn mặc thì dường như anh là một người giàu có.
Ông Lý vội vàng ngồi xuống hỏi: “Này chàng trai, cậu bị sao thế?” Người đàn ông trẻ này rõ ràng biểu hiện ra là đã uống rất nhiều rượu, lời nói không còn rõ ràng nữa. Nhìn gương mặt chàng trai dần trở nên tái nhợt và đổ mồ hôi lạnh, toàn thân run rẩy, trái tim ông Lý thắt lại.
Không suy nghĩ gì thêm, ông Lý liền cõng chàng trai trên lưng đưa đến phòng khám gần nhất. Sau khi kiểm tra thăm khám, bác sĩ nói rằng: “Do uống quá nhiều rượu dẫn đến dạ dày bị thủng, hơn nữa người này còn mang trọng bệnh không tiện nói ra, ở đây tôi cũng không điều trị được, ông nhanh đưa người này đến bệnh viện đi.” Khi ông đang quay người bước đi, bác sĩ còn nói thêm: “Nhưng viện phí có lẽ không thấp, ông…”
Rõ ràng là bác sĩ sợ ông Lý không có đủ tiền viện phí nên mới nói kiểu như vậy. Ông Lý thản nhiên quay lại và nói: “Sao vậy? Xem thường lão già này sao? Tôi cũng không đến nỗi phải đi ăn mày. Mạng người là quan trọng, không nhìn thấy thì không nói làm gì, nhưng đã nhìn thấy rồi thì phải tôi nhất định phải cứu.”
Nói xong, ông Lý vội cõng chàng trai trẻ tới bệnh viện. Trong bênh viện, bác sĩ nói, chi phí nằm viện hết hơn 10 triệu đồng. Trong người ông Lý lúc này có không quá 30 nghìn đồng. Ngay sau đó, ông Lý nói với bác sĩ chờ ông một chút để ông về nhà lấy tiền mang đến bệnh viện. Ông Lý đem toàn bộ số tiền mà ông tích lũy bao năm vội vàng tới bệnh viện, ông cũng không biết số tiền cầm trên tay cụ thể là bao nhiêu.
Khi thanh toán, bác sĩ mới đếm và thật may, số tiền vừa đủ 10,3 triệu đồng. Nhìn số tiền còn thừa 300 nghìn, ông Lý không khỏi cao hứng nói, ít nhất mấy ngày nữa ông sẽ không bị đói. Vậy là bác sĩ đã mau chóng cứu chữa cho chàng trai trẻ. Sang ngày thứ 2, thân thể người đàn ông trẻ tuổi đã ổn định lại.
Sau khi tỉnh dậy, chàng trai biết rõ chuyện gì đã xảy ra. Mặc dù uống rượu say nhưng anh vẫn biết ông Lý đã dùng toàn bộ tiền tiết kiệm để cứu mình. Điều đó khiến anh không khỏi cảm động sâu sắc.
Lúc này, ông Lý mua một chút đồ ăn sáng mang đến, nhìn thấy chàng trai trẻ đã tỉnh lại, ông vội hỏi: “Cháu cảm giác khỏe hơn chưa?”
Chàng trai vô cùng phấn khích nói: “Cháu đỡ hơn nhiều rồi ạ! Bác ơi, nhờ có bác giúp đỡ, nếu không cháu đã chết rồi. Ở đây cháu có tấm thẻ ngân hàng, số tiền trong thẻ không nhiều lắm, cũng chỉ có khoảng hơn 300 triệu, bác nhận lấy coi như món quà cảm ơn của cháu ạ.”
Nghe xong, ông Lý lập tức nổi giận: “Ngươi đang nhục mạ ta đấy à! Chẳng lẽ ngươi nghĩ rằng ta cứu ngươi là vì tiền của ngươi sao? Ta thật sự cứu nhầm người rồi.” Nói xong ông Lý lập tức quay người bước đi và không trở lại tìm người trẻ tuổi này nữa, thậm chí tiền thuốc men ông cũng không muốn lấy lại.
Về nhà, ông Lý có chút đau lòng, trên người giờ chỉ còn lại hơn 300 nghìn đồng, giờ ông đã trở thành nghèo rớt mồng tơi rồi. Nhưng rồi ông lại nghĩ, bản thân vẫn còn có sức khỏe, vẫn có thể đi nhặt ve chai và còn có thể kiếm tiền. Thế là ông không cảm thấy đau lòng nữa.
Ngày hôm sau, trời vừa rạng sáng ông đã bắt đầu công việc nhặt ve chai. Vừa đi được một lúc thì bất chợt nhìn thấy đồng 200 nghìn rơi ngay ở gần thùng rác. Ông cầm lên rồi kiểm tra tiền thật hay tiền giả đồng thời ngước mắt nhìn xung quanh như đang tìm người đánh rơi. Trời còn rất sớm, không có người đi đường, cũng không biết là ai làm rơi tiền ở đây, dù có kêu lên cũng không ai biết. Ông liền nghĩ, có lẽ là ông Trời thấy ông hay làm việc thiện nên thưởng cho ông.
Cứ như vậy, sự việc kỳ diệu này xảy ra thường xuyên hơn. Ngày nào ông Lý cũng nhặt được tiền, số tiền cũng không hơn không kém, chỉ 200 nghìn đồng. Một vài lần đầu nhận được, ông Lý cũng không suy nghĩ sâu thêm. Nhưng sau nhiều lần nhặt được cùng số tiền như vậy, ông nghĩ có lẽ ông Trời có thương ông thì cũng không thể ngày nào cũng lặp lại như thế này được. Trong tâm có chút nghi ngờ và thực sự cũng không muốn nhận không số tiền kiểu này mãi như thế.
Tổng số tiền nhặt được trong suốt 10 năm đã lên đến con số hơn 600 triệu đồng, số tiền này nhiều hơn rất nhiều lần so với số tiền bán ve chai của ông. Rồi ông mắc bệnh nặng và qua đời. Lúc cận kề cái chết ông Lý mới biết vì sao mình lại nhặt được số tiền lớn đến như vậy. Không phải ông may mắn, cũng không phải ông Trời ban thưởng mà là người tốt có báo tốt. Bởi vì người mà ông cứu sống 10 năm trước là chủ của một doanh nghiệp. Vì biết ông Lý sẽ không nhận tiền đền ơn nên anh đã cố ý đặt tiền ở những nơi ông đi qua để ông Lý có thể nhặt lấy để ông có thể coi đó như một hình thức báo ơn cứu mạng.
Sau khi biết rõ sự thật, gượng mặt ông lộ rõ nét tươi cười. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông đã nói một câu: “Người tốt có phúc báo.”
Ông Lý không có con nối dõi, chính chàng trai trẻ ông cứu năm nào đã làm lễ an táng cho ông. Trên bia mộ, anh còn khắc một câu: “Nghèo khó không nản chí, thiện tâm mãi trường tồn, người tốt có báo tốt, nguyện ông xuống suối vàng gặp được điều tốt.”
Người tốt có phúc báo, thiện tâm của ông Lý đã để cho chàng trai trẻ thấy được người nghèo mà tâm không nghèo trong suốt 10 năm. Việc tri ân này của ông chủ trẻ cũng thật đáng khen ngợi.
Theo ĐKN