5 điều bầu tháng cuối phải nhớ để con QUAY ĐẦU xuống xương chậu. Thai NGÔI THUẬN sẽ giúp mẹ đi đẻ mà không biết đau là gì

Lúc em bầu được 36 tuần đi siêu âm thì bác sĩ bảo con vẫn chưa quay đầu, nếu từ bây giờ đến lúc chuyển dạ mà thai nhi vẫn giữ ngôi thai ngược thì khả năng em phải đẻ mổ rất cao. Nghe đến đẻ mổ là em đã thấy sợ lắm rồi. Em luôn muốn sinh thường để con được khỏe mạnh mà mẹ cũng hồi phục nhanh hơn.

Thấy em lo lắng quá, các bác sĩ trấn an rằng, có rất nhiều cách mẹ bầu có thể thực hiện giúp thai nhi tự xoay đầu mà không cần bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Và để thai nhi đạt vị trí ngôi trước chỏm đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh nở của mẹ và sức khỏe của thai, mẹ sẽ phải “uốn nắn” thai nhi vào “khuôn”.

Em nghe thấy hay và dễ làm quá nên về chăm chỉ làm theo những hướng dẫn này. Và sau đúng 1 tuần em đi siêu âm lại thì đúng là con đã ngoan ngoãn chúc đầu vào xương chậu rồi ạ. Em mừng rơi nước mắt luôn.

Em chia sẻ mấy cách này cho các mẹ bầu 3 tháng cuối cùng tham khảo nhé!

Bài tập giúp thai nhi xoay chuyển về vị trí thuận

Mẹ bầu nên thực hiện động tác bò bằng 4 chân để thai nhi vận động theo và xoay chuyển về vị trí thuận. Mỗi ngày, mẹ chỉ cần làm từ 1 đến 2 lần, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút

Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện bài tập theo hướng dẫn dưới đây:

Trước tiên, mẹ nằm ở tư thế quỳ gối, nới dây lưng quần lỏng ra hoặc mặc váy cho tiện. Sau đó quỳ lên giường, kê ngực lên một chiếc gối cao, co hai tay lên trên. Phần đầu nằm nghiêng về một phía. Giữ tư thế sao cho tay và đùi làm thành một đường thẳng.

– Mỗi ngày mẹ thực hành 2-3 lần; mỗi lần 10-15 phút. Một đợt tập kéo dài trong khoảng 1 tuần. Sau đó đi khám thai lại.

Đây là cách giúp mẹ làm thai nhi thay đổi trọng tâm. Cách này rất hiệu quả, lại không xâm lấn, không can thiệp bên ngoài gây nguy hiểm cho thai nhi. Chính vì vậy, mẹ có thể áp dụng tại nhà mà không phải sợ gì cả.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nếu mẹ đang mang thai đôi, có biến chứng chảy máu hay bầu có quá ít nước ối thì các chị không nên thực hiện phương pháp xoay thai này. Ngoài ra, nếu các bác sĩ đã chẩn đoán mẹ bị nhau thai tiền đạo hoặc đã từng sinh mổ trước đó thì tốt nhất cứ để con yêu tự do trong bụng, các bác sĩ sẽ dùng phương pháp mổ lấy thai để đưa em bé ra ngoài.

Không được ngồi tư thế đầu gối cao hơn hông

Mẹ bầu 3 tháng cuối tốt nhất không nên ngồi theo tư thế này. Đặc biệt nếu mẹ nào bị chẩn đoán ngôi thai ngược thì càng phải lưu ý. Bởi tư thế ngồi này sẽ đè nén áp lực lên thai nhi trong bụng, hạn chế các di chuyển khiến con không thể xoay đầu về đúng hướng thuận.

Nếu mẹ phải ngồi ô tô thì nhớ dùng một miếng đệm lót để nâng mông cao hơn đầu gối. Trong trường hợp mẹ bầu phải ngồi nhiều thì cũng nên thường xuyên thay đổi tư thế nhé.

Tuyệt đối không được nằm ngửa

Tư thế nằm ngửa khiến thai nhi không thể quay đầu xuống phía hông. Nhưng với tư thế nằm nghiêng, thai nhi có thể quay đầu và vào vị trí ngôi trước hoặc ngôi sau.

Thường xuyên tập các động tác thể dục phối hợp cả chân và tay

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng có sự phối hợp hài hòa giữa chân và tay sẽ giúp mẹ bầu có được vị trí ngôi thai thuận lợi cho kỳ sinh nở. Với những thai phụ đã có ngôi thai không thuận, các tập luyện như thế này cũng sẽ giúp thai nhi di chuyển lại về vị trí thuận lợi hơn.

Giữ tâm lý thoải mái

Dù mẹ bầu ở những tháng cuối có nhận được kết quả siêu âm là ngôi thai ngược thì cũng đừng quá lo lắng mà dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của con trong bụng. Mẹ hãy thật bình tĩnh áp dụng những phương pháp trên để thai nhi tự xoay đầu về vị trí thuận lợi cho ca sinh nở.

Trong trường hợp con vẫn bướng bỉnh không chịu quay đầu thì mẹ có thể nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa. Mẹ hãy yên tâm nhé bởi hiện nay có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sinh để giúp cuộc vượt cạn của bạn thành công.

Ảnh minh họa

Theo WTT