Mẹ già suốt 1 tuần bị bỏ đói, chết nghẹn bên mâm cơm ngay giữa nhà con trai
Gần 1 tuần không được ăn hạt cơm nào, nhìn thấy cơm nóng bà Thao bê bát cơm lên nhanh và vội vàng rồi nghẹn ứ ở giữa cổ…
Tiến là con trai duy nhất của bà Thao. Cha mất lúc anh còn bé nên chỉ có hai mẹ con nương tự vào nhau. Bà Thao luôn dành hết mọi thứ từ tình cảm đến vật chất để anh không bị bạn bè chê cười là mồ côi bố từ bé.
Sau bao nhiêu cố gắng, cuối cùng anh cũng đỗ đại học. Để đủ khả năng nuôi Tiến học đại học, bà Thao phải bán đi một nửa mảnh đất. Bà không cho Tiến đi làm thêm bất cứ công việc gì, chỉ học và học…
Học xong Tiến ra trường ở lại thành phố xin việc. Anh chung vốn với bạn bè mở công ty làm ăn. Chiều theo ý con, bà Thao lại bán đi một nửa số đất còn lại.
Công việc cũng ổn định. Tiến quyết định lấy vợ và muốn mua đất ở Hà Nội, anh lại gọi điện về bảo mẹ bán mảnh vườn của ông bà nội đi dồn tiền mua đất xây nhà cho anh. Bà Thao vẫn đắn đo suy nghĩ vì đây là chỗ duy nhất để thờ cúng ông bà tổ tiên… Nhưng vì con, bà quyết định bán. Bà an ủi bản thân: “Sau này thằng Tiến mà đón mẹ lên Hà Nội ở, sẽ rước bài vị của ông bà ra nhà thờ, đến ngày giỗ hay tết thì về quê thắp hương, thương con cháu chắc các cụ cũng bằng lòng”.
Trong khi chờ con trai mua đất và xây nhà, bà phải sang ở tạm mảnh vườn của hàng xóm. Nhờ mấy thanh niêm trong làng dựng tạm căn nhà tre lợp bằng rơm rạ để có chỗ tránh mưa tránh nắng. Một mình lại ở trong căn phòng mùa nắng thì nóng, mùa mưa thì ẩm ướt, bà Thao đau ốm triền miên. Nhưng bà luôn cố gắng, để đợi Tiến về đưa mẹ lên sống cùng.
Lúc này, Tiến đã xây xong nhà nhưng vẫn chưa chịu đón mẹ lên, có lẽ vì vợ anh không muốn như thế. Anh thuyết phục mãi mà vợ chưa chịu nên cũng không biết làm thế nào. Căn nhà anh đang ở phần lớn là tiền nhà vợ góp vào.
Mãi cho tới khi bà Thao ốm quá, không có ai chăm sóc, cô chú hàng xóm mới gọi điện lên giục Tiến về thăm mẹ, thì lúc ấy anh mới thuyết phục được vợ đưa mẹ lên. Vợ anh khó chịu chê mẹ chồng quê bẩn thỉu, bệnh tật. Cô bảo: “Mẹ anh có cái mùi gì bốc ra làm cô không chịu được”, nên hàng ngày cho bà ngồi trong phòng riêng tận tầng 3, ăn uống đều do Tiến mang lên. Bát đũa của bà cô để riêng, quần áo của bà cô cũng bắt bà giặt riêng chứ không cho bỏ chung vào máy giặt.
Được tin, Tiến phải đi công tác 1 tuần. Bà Thao đòi về quê lúc nào con trai về bà mới lên trở lại. Nhưng Tiến khuyên mãi cuối cùng bà cũng chịu ở lại. Trước khi đi công tác anh dặn vợ ở nhà cơm nước cho mẹ đầy đủ, vợ anh ừ cho chồng yên tâm nhưng rồi cô ấy không hề làm theo ý Tiến dặn.
Tiến đi là Thu cũng đi. Trước khi đi cô dặn bà Thao: “Đồ ăn có trong tủ lạnh mẹ lấy mà ăn nhé, con có việc phải đi mấy hôm mới về”. Nói rồi Thu đi luôn.
Ở trên phòng đến lúc đói bà Thao xuống mở tủ lạnh ra chỉ có 3 gói mì tôm. Thế là, trong một tuần bà ăn có 3 gói mì và uống nước cầm cự cho qua ngày. Nhà cao kín tường khóa chặt bên ngoài nên bà không làm gì được.
Chờ đến lúc Tiến đi công tác về thì Thu cũng về và mua đồ ăn nấu nướng. Thấy mẹ đói nên giục vợ nấu cơm nhanh cho mẹ ăn. Thu cố giải thích cô có việc bận đi có một đêm chứ có để đói mẹ đâu. Rồi Tiến cho mẹ uống một chút sữa nên bà tỉnh hơn, bà cố ra mâm cơm ngồi. Gần một tuần không được ăn hạt cơm nào, nhìn thấy cơm nóng bà Thao bê bát cơm lên nhanh và vội vàng và rồi… đã bị nghẹn ở giữa cổ.
Vừa đỡ mẹ, Tiến lấy tay vuốt ngực cho bà. Thấy không mẹ vẫn không thở được Tiến liền cầm điện thoại gọi cho bác sĩ cùng lúc đó tay đánh rơi đôi đũa. Bà ngã gục bên mâm cơm mắt không nhắm. Tiến thét lên đau đớn và vuốt mắt cho mẹ.
Lúc bế mẹ vào giường của bà thì Tiến mới thấy dưới chân giường có túi rác, nhặt lên là vỏ mì tôm. Anh gào thét đau đớn trước vợ: “Mấy ngày qua cô chăm sóc mẹ tôi thế này đây sao? Sao ngày nào tôi gọi cho cô cô cũng bảo cô nấu nướng cho mẹ tôi tử tế lắm. Cô có còn là con người nữa không? Mẹ ơi, giá con đừng đi thì mẹ đã không khổ thế này. Mẹ ơi, mẹ tha lỗi cho con!”.
“Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”. Những ai còn cha mẹ thì hãy cố gắng đối đãi với đấng sinh thành sao cho tròn đạo hiếu, đừng để sự việc đau lòng xảy ra giống như câu chuyện này mới ân hận thì đã quá muộn rồi.