Cứ ăn xong lại muốn đi ngoài tưởng là thói quen nhưng hóa ra là bệnh nguy hiểm mà nhiều người vẫn lờ đi
Người ta có người yêu thì được người yêu đưa đi ăn uống này nọ, còn em có mà không được gì hết… Không phải vì người yêu em không đưa đi, mà vì em có thói quen kỳ lắm các mẹ ơi.
Em năm nay 25 tuổi rồi, sức khỏe rất tốt ăn uống ngủ nghỉ bình thường. Chỉ là khoảng hơn 1 năm nay em có thêm 1 thói quen xấu lắm, cứ ăn xong là lại muốn đi ngoài liền à.
Hôm nào cũng vậy, vừa ăn cơm chưa kịp tiêu là em lại chui vào nhà vệ sinh để giải quyết. Mẹ em cứ la em miết vì cái vụ này nè, nhưng nói thiệt em đã cố gắng kiềm chế lại mà không được.
Nên mỗi lần đi chơi với bạn, em thường phải ăn cơm ở nhà rồi giải quyết xong hết mọi thứ mới đi. Nếu ra ngoài thì chỉ uống nước hay ăn nhẹ thôi, chứ ăn nhiều quá là cũng phải tìm chỗ giải quyết gấp mới được hoặc phải về nhà liền.
Cái lần mà em nhục mặt nhất chính là về nhà người yêu ra mắt. Hôm đó em ở lại ăn cơm cùng cả nhà. Em không ăn nhiều thì sợ nhà người yêu nói không thân thiện, còn ăn nhiều thì cái bụng em lại “quậy”, mà em không thể nào như ở nhà mình, mới ăn xong lại chạy vào nhà vệ sinh.
Mà lần nào cũng vậy, phân luôn lỏng, nát, sống, không thành khuôn, có lẫn nhầy, nổi bọt nhưng không phải là tiêu chảy. Đã vậy có lần còn bị ra máu nữa.
Nên lần đó em ráng kiềm lại các chị ơi, mà cuối cùng cũng có được đâu, vừa ăn xong là bụng em bắt đầu đau âm ỉ, càng kiềm lại thì càng đau hơn và đến đau quặn, kèm theo là cảm giác muốn đi ngoài. Đến lúc không chịu được nữa buộc lòng em phải đi. Cứ đi ngoài xong thì cảm giác đau bụng mới hết, nhưng rồi lại muốn đi ngoài tiếp khi ăn no.
Em bị cả năm rồi nhưng nghĩ là thói quen nên không quan tâm lắm, nhưng sau lần đó thì em quyết định đi khám xem sao, nếu là bệnh thì trị, chứ không thể nào để vậy được nữa. Một hai lần thì nhà bạn trai còn thông cảm, chứ nhiều lần người ta lại cho rằng mình lười, ăn xong trốn việc, lười dọn dẹp.
Sau khi nghe em miêu tả một số triệu chứng thì bác sĩ cho rằng đó không phải là thói quen mà là em đang bị viêm đại tràng.
Theo bác sĩ cho biết “bình thường, phân di chuyển tới trực tràng và ở lại đây, cho tới khi lượng phân đủ lớn thì kích thích vào trực tràng- hậu môn để tạo phản xạ đi ngoài. Thần kinh trực tràng- hậu môn có vài trò tạo ra các cơn co bóp, tống đẩy đủ mạnh để phân dễ dàng tống ra ngoài. Hết phân, các cơn tống đẩy ngừng, đại tiện xong ta có cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Thế nhưng, ở những người bị viêm đại tràng, biểu hiện rõ rệt nhất là triệu chứng đau quặn, mót rặn, đặc biệt là đi phân nhầy, bọt, đôi khi có lẫn máu.”
Nguyên nhân chủ yếu là do niêm mạc đại tràng bị tổn thương. Chính những tổn thương ở niêm mạc đại tràng này đã làm cho thần kinh ruột bị nhạy cảm hơn mức bình thường nên có thể làm tăng quá mức nhu động đại tràng. Điều này khiến người bệnh đi ngoài xong vẫn còn muốn đi ngoài tiếp dù phân lúc này không còn.
Và tình trạng của em đã chuyển sang viêm đại tràng mạn tính nên bác sĩ cho thuốc về uống. Nếu đã dùng nhiều thuốc mà không khỏi, thì nên đi lấy kết quả cấy phân. Khi phân bị nấm ruột thì phải ngừng ngay các loại kháng sinh và dùng các loại thuốc chống nấm.
Về tiến triển của tổn thương do nấm đại tràng mạn chủ yếu gây loét, sung huyết, xuất huyết có đặc điểm đồng đều, liên tục, 95% có viêm trực tràng, có thể có áp-xe nhỏ nhưng không làm hẹp thành đại tràng như bệnh Crôm đại tràng, có phát sinh giả polype.
Còn viêm nặng dẫn đến mỏng thành đại tràng, khi nấm lan tới thành mạc (màng ngoài của đại tràng) có thể gây thủng đại tràng. Khi viêm loét đại tràng kéo dài, tế bào biểu mô bị loạn sản chuyển biến thành ung thư đại tràng.
Bởi vậy mới thấy không nên lơ là với bệnh, nhiều khi chúng ta hay chủ quan nghĩ đó là thói quen hay chỉ là một thay đổi nhỏ của sức khoẻ mà không chịu đi khám và điều trị kịp thời. Đến khi bệnh trở nặng chuyển sang ung thư thì lúc đó khó chữa trị hoặc không còn cơ hội để chữa trị luôn rồi.
(Theo WTT)