Chị gái em bị đau đầu đưa đến bệnh viện thì tử vong, bác sĩ cho biết nguyên nhân ai cũng phải sợ hãi

Chuyện là cách đây khoảng một tháng chị em bị đau đầu dữ dội kèm theo sốt đặc biệt ở phần nách của em xuất hiện một vết đỏ, sưng và hơi ngứa, ban đầu gai đình chỉ nghĩ do muỗi đốt nên không mấy để tâm...

Sáng nay đọc báo thấy một bệnh nhân bị bệnh sốt mò làm em nhớ đến trường hợp của chị gái em cách đây một tháng mà không khỏi rùng mình.

Chuyện là cách đây khoảng một tháng chị em bị đau đầu dữ dội kèm theo sốt đặc biệt ở phần nách của em xuất hiện một vết đỏ, sưng và hơi ngứa, ban đầu gai đình chỉ nghĩ do muỗi đốt nên không mấy để tâm. Đến khoảng 2 ngày sau vết đỏ đó bắt đầu bị lở loét còn người chị thì bắt đầu sốt, nhiệt độ cơ thể lên đến 40 độ. Gia đình em thấy hoảng quá nên đưa chị em vào viện. Khi vào đến bệnh viện chị em gần như rơi vào trạng thái mơ màng và mất hết sức lực.

Sau khi thăm khám và nhìn thấy vết loét trên cơ thể em thì các bác sĩ chẩn đoán em bị sốt mò, và lập tức chuyển em lên bệnh viện tuyến trên để điều trị vì bệnh chuyển biến xấu, tuy nhiên trên đường chuyển viện thì chị em mất.

Đây không phải là căn bệnh hiếm gặp vì mới đây tại BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang cũng đã tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn S., 57 tuổi, ở huyện Sơn Dương, Tuyên Quang trong tình trạng sốt cao 39,5 độ từng cơn người nổi hạch và cũng được chẩn đoán mắc bệnh sốt mò.

Theo như em tìm hiểu thì sốt mò là bệnh cấp tính do vi rút Rickettsia tsutsugamushi, tác nhân gây bệnh lây truyền qua vết ấu trùng mò đốt. Sau thời gian ủ bệnh, virus sẽ xâm nhập vào máu, các tế bào nội mạc ở mạch máu và tăng sinh, gây viêm, xung huyết tại vết đốt và phát ban, sưng hạch kèm theo đau đầu và sốt cao kéo dài, có thể lên tới 40-41 độ.

Ảnh minh họa

Diễn tiến của bệnh thay đổi từ những thể nhẹ đến nặng, gây tổn thương nhiều cơ quan. Bệnh nhân mắc bệnh này có thể tử vong do biến chứng phổi, tim.

Loại vi rút này thường đốt bệnh nhân ở những chỗ kín, khó phát hiện như nách, ngực, bẹn, kẽ hậu môn…

Ở nước ta sốt mò thường xảy ra vào tháng 5 đến tháng 10. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở các tỉnh miền núi, nơi có nhiều bụi cây, rừng rậm. Đối tượng dễ bị mò đốt là những người làm ruộng, làm rẫy, khai hoang…

Dấu hiệu ban đầu của bệnh sốt mò là sốt cao và có một số triệu chứng gần giống sốt xuất huyết, sốt rét, sốt phát ban,… nên rất dễ nhầm, gây khó khăn cho công tác chẩn đoán bệnh. Bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi bệnh trễ khiến bệnh biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó khi cơ thể có dấu hiệu bị sốt, nổi hạch, có các nốt lạ, chị em nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tự ý dùng các loại thuốc hạ sốt kéo dài khiến bệnh nặng thêm.

Ảnh minh họa

Biểu hiện của bệnh sốt mò:

Sốt cao trên 38 – 40 độ C: sốt liên tục, kéo dài; Có khi rét run 1 – 2 ngày đầu kèm theo sốt thường có nhức đầu nặng, đau mỏi cơ.

Nốt loét đặc trưng (điển hình của sốt mò): những vết loét ở bộ phận sinh dục, , hậu môn, bẹn, nách, cổ,… đặc điểm của nốt loét là không đau, không ngứa.

Hạch: Hạch khu vực nốt loét thường hơi sưng và đau, không đỏ, , xuất hiện cùng với sốt hoặc sau 2 – 3 ngày. Hạch toàn thân sưng đau nhẹ hơn, trừ những ca nặng.

Ngoài ra, sốt mò còn có thể ẩn và thể không điển hình (không có nốt loét). Nếu được điều trị bằng kháng sinh thích hợp, sẽ cắt sốt nhanh. Nếu can thiệp muộn hoặc không hiệu quả, có thể có biến chứng như viêm cơ tim, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não – màng não, có thể dẫn đến tử vong.

(Theo WTT)