Ai đang dùng khẩu trang y tế thì vứt ngay đi nhé, biết được nguyên liệu sản xuất đảm bảo chị em sẽ phát nôn
Khẩu trang y tế ngày càng được sử dụng rộng rãi do tính năng tiện lợi, gọn nhẹ mà nó đem lại, tuy nhiên đã không ít trường hợp khốn đốn cũng chính vì sự tiện lợi này
Khẩu trang y tế dường như đã trở thành vật dụng không thể thiếu của nhiều người mỗi khi ra khỏi đường. Có thể dùng để che bụi, che nắng hoặc ngăn những mùi khó chịu. Nhất là những chiếc khẩu trang y tế dùng 1 lần thì càng được ưa thích vì chúng có thể dùng 1 lần 1 vứt đi mà không cần phải giặt.
Từ tiệm thuốc tây ra đến ngoài đường đâu cũng có “khẩu trang y tế tiệt trùng”
Hiện nay những chiếc khẩu trang này được bán trôi nổi trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau từ 25-15.000 đồng/ 1 hộp 50 chiếc. Nhiều hàng rong ven đường cũng dã chuyển ra kinh doanh mặt hàng này. Theo điều ghi trên hộp thì hầu hết các khẩu trang đều ghi xuất xứ là Made in Vietnam hoặc Malaysia…
Với nhiều mức giá như vậy thì chủ cũng đã bật mí rằng hàng 40.000 dùng tốt hơn, còn những hàng 15-25 .000 thì là hàng sản xuất tại Trung Quốc và không đảm bảo về chất lượng, đầu mối nhập về chỉ biết mua lại và bán. Qua thông phát hiện khẩu trang 3 lớp lcj 90% chất bẩn và khi đọc hại, nhưng không có ngày sản xuất cũng như số lô hay cơ sở sản xuất.
Nhiều người đã tin rằng có thêm lớp tham hoạt tính giúp tăng tính năng lọc bụi với giá 50.000 đồng nhiều người đã không ngần ngại bỏ ra hàng trăm nghìn để mua vài hộp về bán và dùng dần.
Một trình dược viên cho biết, khẩu trang được nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản về thật sẽ được dệt bằng ba lớp vải và được tiệt trùng kĩ càng. Nhưng khẩu trang giá rẻ trên thị trường hiện nay dù ghi nhãn mác nước ngoài nhưng đều là xuất xứ từ các xưởng gia công không qua kiểm định chất lượng trà trộn vào thị trường.
Nhưng khi qua kiểm tra cụ thể thì chiếc khẩu trang y tế này rất mỏng từ dây quai cho đến phần lớp vải đều sơ sài và mỏng không đảm bảo 3 lớp như những thông tin ghi trên họp, nhiều hộp giá rẻ còn có mùi rất khó chịu, khi gặp nước lã là bở ra, lớp trong cùng như giấy vệ sinh. Đối với những hàng chuẩn của y tế đều có in nhãn hiệu và thanh nẹp quai đeo chắc chắn.
Nhiều cơ sở bán hàng khi hỏi về cơ sở sản xuất thì cố tình né tránh nói là bán buôn nhập về, loại khẩu trang này nếu dùng nhiều thì rất độc và có thể làm từ chất thải y tế độc hại. Khẩu trang than hoạt tính là do cơ sở dùng keo để phu than hoạt tính vào không có tác dụng lọc bụi.
Cả ổ vi khuẩn ẩn sâu trong chiếc khẩu trang y tế
Trước đó Chị H (31 tuổi, nhân viên sale tại một công ty ở Hà Nội) chia sẻ: “Từ khi “sốt” loại khẩu trang dùng 1 lần giống các sao Hàn Quốc đang dùng, mình cũng mang hộp khẩu trang y tế mua ở Phạm Văn Đồng về dùng thử.
Ban đầu cũng tự tin lắm vì chị bán hàng nói là hàng Nhật nên an toàn về chất lượng. Nhưng khi kiểm tra thì thật sự rất sốc, bên trong là một lớp giấy vệ sinh mỏng”. Điều chị Hà bức xúc hơn là trong thời gian dùng mặt chị xuất hiện nốt ngứa và mụn.
Không chỉ bán trôi nổi ở các ven đường, vỉa hè, những loại sản phẩm giá rẻ này còn được bán online tràn lan trên các trang mạng điện tử. Thông tin về loại khẩu trang này càng trở nên rầm rộ hơn khi 1 bạn trẻ đăng lên trang cá nhân của mình tấm ảnh ảnh gương mặt bị nổi mụn rất nhiều, có chỗ còn lở loét khi sử dụng ‘khẩu trang y tế’ đen. Hình ảnh này ngay lập tức được cư dân mạng quan tâm, chia sẻ và bày tỏ sự e ngại đáng kể.
Không chỉ có khẩu trang bán tràn lan ngoài đường hay trên mạng mà ngay cả loại khẩu trang rẻ tiền nhất mà các nhà thuốc tư vấn có màu xanh và cũng có đầy đủ 3 lớp, nẹp như loại khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn. Nhưng nếu tính giá thành thì chỉ có 500 đồng/chiếc. Vậy liệu rằng một chiếc khẩu trang với giá bèo như vậy thì có có thực sự tốt như cái tên “khẩu trang y tế”
Sau khi cắt loại khẩu trang giá rẻ này ra, chúng ta sẽ phải giật mình khi biết cấu tạo của nó. Đúng là khẩu trang có 3 lớp, hai lớp ngoài là hai lớp vải, nhưng tồi tệ hơn là lớp ở giữa chỉ là một tờ giấy và nó không khác gì giấy vệ sinh. Và khi được ngâm trong nước nó sẽ mềm nhũn, rồi dần dần bở ra, lớp trong cùng như giấy vệ sinh. Đối với những hàng chuẩn của y tế đều có in nhãn hiệu và thanh nẹp quai đeo chắc chắn.
Bác sỹ Lê Huỳnh Mai, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cảnh báo : “Hầu hết các loại khẩu trang bán ở vỉa hè được may từ chất liệu trôi nổi, chưa qua khâu xử lý vô trùng, có thể chứa cả ổ vi khuẩn trên đó. Nặng hơn có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Bác sĩ Mai lưu ý: “Khẩu trang than hoạt tính có mùi hôi là do cơ sở sản xuất sử dụng keo để phun cố định các hạt than hoạt tính. Chính những hạt keo khi bao quanh các hạt than sẽ làm lớp than mất tác dụng”.
Còn khẩu trang diệt khuẩn có nhiều kích cỡ khác nhau, ôm gọn được vùng mũi miệng, ngăn được các tác nhân gây bệnh có kích cỡ 1-10µm. Loại này được nhân viên y tế và người chăm sóc bệnh nhân sử dụng; chỉ dùng một lần và tiêu hủy theo chế độ rác thải y tế độc hại.
Cách phân biệt khẩu trang y tế giả và thật
Cách phân biệt khẩu trang y tế thật, giả đơn giản đầu tiên đó là ngâm khẩu trang vào nước. Khẩu trang y tế thật sẽ không hề bị thấm nước. Còn khẩu trang y tế giả sẽ bị ướt và thấm nước ngay. Sau đó, người tiêu dùng có thể kiểm tra tiếp bằng cách xé chiếc khẩu trang y tế đã ngâm nước ra. Khẩu trang thật sẽ có lớp giấy bên trong nguyên vẹn, còn khẩu trang giả sẽ có lớp giấy bên trong bị rã.
Cách phân biệt khẩu trang y tế thật, giả tiếp theo đó là, rạch lớp ngoài cùng của khẩu trang. Sau đó, lấy tay cầm lớp ở giữa của khẩu trang kéo thật mạnh nếu là khẩu trang tốt lớp ở giữa sẽ không bị rách và dai vì được làm bằng vải kh.á.n.g khuẩn hoặc giấy kh.á.n.g khuẩn, còn khẩu trang nhái, kém chất lượng lớp ở giữa bị rách ngay khi kéo thì lớp đó là giấy vệ sinh hay lớp giấy rẻ tiền không có tác dụng diệt khuẩn.
Dùng khẩu trang đúng cách như thế nào?
Do đặc tính và khả năng phòng bệnh của từng loại khẩu trang khác nhau, nên việc sử dụng khẩu trang trong phòng bệnh cũng phải phù hợp.
Khẩu trang vải chỉ có tác dụng phòng khói, bụi, không dùng để phòng lây bệnh qua đường hô hấp.
Khẩu trang y tế giúp bảo vệ người lành, ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua giọt nhỏ nhưng không ngăn được các bệnh lây truyền qua không khí. Khẩu trang y tế được khuyến cáo cho mọi người đeo khi vào các phòng chờ trong bệnh viện, khi tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân trong thời gian không quá lâu.
Cần hết sức lưu ý khi đeo phải cho cạnh có thanh chì lên phía trên sống mũi. Dùng tay bóp thanh chì ôm khít vào sống mũi, sau đó bạn kéo các nếp khẩu trang cho ôm kín miệng và cằm. Nên nhớ là khẩu trang này làm bằng vải không dệt nên chỉ dùng được một lần, nếu giặt đi dùng lại thì các sợi vải bị xô lệch nên chúng sẽ không còn tác dụng phòng bệnh.
Khẩu trang N95 giúp ngăn ngừa cả bệnh lây truyền qua giọt nhỏ bắn và qua không khí. Nó được chỉ định cho các nhân viên y tế phải trực tiếp chăm sóc, tiếp xúc gần với bệnh nhân có bệnh lây truyền qua không khí trong khoảng thời gian dài hơn.
Bệnh nhân khi đeo khẩu trang phẫu thuật có thể hạn chế phát tán giọt nhỏ khi nói chuyện, ho nhẹ, làm giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác. Nhưng nếu bệnh nhân hắt hơi hoặc ho mạnh, luồng không khí mạnh từ mũi, miệng bệnh nhân thoát ra mạnh có thể khiến khẩu trang không bám sát mặt bệnh nhân và tạo lối thoát cho các giọt bắn ra ngoài.
Hơn nữa, nhiều bệnh nhân khó thở, suy hô hấp nên không thể đeo khẩu trang. CDC Hoa Kỳ khuyến cáo bệnh nhân khi ho, hắt hơi nên che kín mũi, miệng bằng một khăn giấy và sau đó vứt bỏ ngay vào thùng rác.
Điều hết sức lưu ý khi dùng khẩu trang là mặt ngoài khẩu trang là nơi bị vấy bẩn bởi các giọt bắn, giọt nhỏ nên không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang. Không lột khẩu trang bỏ túi rồi đeo lại vì có thể làm vấy bẩn túi áo, túi quần hoặc đeo lộn mặt bẩn về phía mũi miệng người đeo.
Khẩu trang N95 và khẩu trang y tế chỉ dùng một lần, không giặt dùng lại. Cũng nên nhớ phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn để tránh lây truyền bệnh qua bàn tay bị vấy bẩn.
Theo WTT