1001 mẹo giữ rau củ quả tươi cả tuần, đi đâu cũng được khen nhờ biết những mẹo này
Thật không khó để tìm ra một vài cách giúp giữ rau quả được tươi ngon nhưng không phải ai cũng biết cách áp dụng.
Đừng rửa hoa quả
Nghe có vẻ hơi kỳ cục nhưng quả thực, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu không rửa rau quả trước khi cho vào tủ lạnh (hoặc chạn bếp) bởi vì khi bạn rửa, chúng sẽ bị mất đi “lớp bảo vệ tự nhiên” để tránh bị thối rữa hay có mùi. Nếu hoa quả bị bẩn, bạn có thể dùng khăn hoặc giấy khô để lau.
Hoa quả và rau xanh đều “thích” sự khô ráo
Ẩm ướt chỉ khiến cho chúng nhanh bị mùi. Một mẹo hữu ích để ngăn chặn hiện tượng này đó là đặt một miếng giấy khô bên trong hộp đựng hoa quả hoặc rau. Miếng giấy này có tác dụng hút hơi ẩm và giúp rau quả tránh bị thối rữa.
Bảo quản bơ đúng cách
Quả bơ chưa chín nên được đặt trong một túi giấy dày hoặc được bọc trong một tờ báo và giữ ở nhiệt độ phòng cho tới khi chín. Sau khi chín, bạn hãy đặt quả bơ trong một túi bóng và cho vào tủ lạnh.
Không phải tất cả rau quả đều có thể bảo quản trong tủ lạnh
Ớt chuông, dưa chuột và cà chua nên bảo quản với nhiệt độ phòng. Nếu để trong tủ lạnh, ớt sẽ mất đi độ giòn, trong khi đó, dưa chuột và cà chua có thể bị nhớt.
Rau quả không nên bảo quản trong tủ lạnh cho tới khi chín. Bởi vì, chúng sẽ thối rữa rất nhanh.
Bảo quản chuối đúng cách
Nếu chuối được đặt trong tủ lạnh, chúng sẽ nhanh chóng bị chuyển sang màu đen và mất đi hương vị thơm ngon ban đầu. Tốt nhất là nên đặt ở nhiệt độ phòng nhưng chú ý là phải bọc cuống quả chuối bằng màng bọc nhựa (màng bọc thực phẩm).
Cà chua
Nhiều người có thói quen cất cà chua trong tủ lạnh, tuy nhiên, cách bảo quản loại nông sản này tốt nhất là để ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C). Khi cho cà chua vào tủ lạnh, nhiệt độ thấp sẽ ngăn cản quả chín tiếp, làm mất đi hương vị tươi ngon vốn có, đồng thời, vỏ cà chua bị nhăn nhúm, khô, dễ mất nước và bị vỡ khi cắt thái.
Trong trường hợp cà chua đã chín mọng và chưa có ý định sử dụng ngay, các bà nội trợ nên bỏ cà chua vào tủ lạnh để tránh hư thối.
Khoai tây
Khoai tây sau khi mua hoặc thu hoạch cần loại bỏ những củ bị xước vỏ, dập nát hoặc có biểu hiện hư hỏng để tránh làm ảnh hưởng đến những củ khác.
Người dùng nên cất khoai tây vào những nơi khô và tối như dưới tủ bếp, gầm cầu thang; đồng thời, tránh xa nơi ẩm ướt vì chúng sẽ khiến cây mọc mầm, thối nhanh. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thích hợp cho khoai tây là 6-10 độ C. Các bà nội trợ không nên bảo quản khoai tây trong túi kín mà nên sử dụng túi lưới hoặc hộp có lỗ thông hơi để củ có thể hô hấp, lâu hỏng.
Rau sống
Rau sống sau khi mua về cần nhặt bỏ lá hỏng, sau đó dùng khăn giấy (loại dầy và trắng) gói rau lại. Khăn giấy giúp lá cây vẫn có thể hô hấp mà không bị mất nước hay thối hỏng. Ngoài ra, trên bề mặt tự nhiên của rau đã có sẵn lớp bảo vệ tự nhiên. Do vậy việc rửa sạch lớp bảo vệ này khiến rau nhanh hỏng hơn.
Sau khi gói rau bằng khăn giấy, bạn cần bỏ chúng vào túi và cho vào tủ lạnh. Phương pháp này giúp rau sống tươi lâu, không bị ủng và có thể bảo quản được khoảng 2-4 tuần.
Trái cây
Hiện, trái cây có thể được bảo quản nhiều ngày sau thu hoạch bằng cách sử dụng màng bọc chitosan hoặc vật liệu bọc thực phẩm. Tại gia đình, với chuối, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc quanh cuống để kéo dài thời gian sử dụng thêm 3-5 ngày mà không cần dùng tủ lạnh.
Với các loại trái cây khác, nên loại bỏ hết những quả dập, thối để tránh lây nhiễm sang các quả lành. Những loại trái cây mọng nước như nho, anh đào (cherry)… sẽ tươi lâu hơn nếu được rửa sạch bằng rượu vang trắng hoặc rượu táo.
Nấm
Đặt nấm trong các hộp nhựa kín hoặc túi sẽ khiến nấm nhanh hư thối. Biện pháp bảo quản tốt hơn là cho vào túi giấy hoặc hộp bìa các tông để nấm luôn khô ráo và tươi ngon. Chất liệu giấy và các tông giúp nấm có thể hô hấp được. Ngoài ra nấm nên được xếp khéo léo lên trên các thực phẩm khác để tránh bị dập nát.
Bảo quản rau đã thái trong nước
Đối với các loại rau đã cắt, thái như cần tay hay cà rốt, bạn có thể giữ chúng tươi trong thời gian dài bằng cách đặt trong tủ lạnh. Tuy nhiên, đừng quên đặt chúng vào trong những chiếc lọ với một ít nước nhé.
Không bảo quản rau quả với nhiệt độ thấp
Nhiệt độ càng thấp thì càng khó giữ được mùi thơm và tươi cho rau quả. Do vậy, nếu muốn giúp chúng giữ được sắc thái như lúc mới mua về thì hãy để nhiệt độ ở mức vừa phải, không quá cao hoặc không quá thấp (không để ở ngăn đá hay nhiệt độ thấp).
Không phải tất cả các loại rau quả đều có thể đặt cùng nhau
Một số loại rau quả tỏa ra Ethylene khi chúng bắt đầu chín, bao gồm chuối, mơ, dưa, lê, mận, xoài và cà chua.
Trong khi đó, một số loại trái cây khác lại nhạy cảm với Ethylene bao gồm táo, cà, dưa hấu, khoai tây, bí đỏ, cà rốt và bông cải xanh. Nếu đặt chúng với những loại quả trên (quả phát ra chất Ethylene) thì chúng sẽ nhanh chóng bị thối. Do vậy, tốt nhất là hãy bảo quản riêng rẽ từng loại.
Hành và khoai tây không được để cạnh nhau
Nếu bảo quản hành và khoai tây cùng với nhau thì hành sẽ đâm chồi rất nhanh và không ăn được.
Bảo quản hành và tỏi trong điều kiện thiếu ánh sáng
“Người bạn tuyệt vời nhất” của hành và tỏi là bóng tối. Bạn có thể đặt chúng vào trong những chiếc túi giấy với một vài lỗ nhỏ để thông hơi và đặt ở vị trí nào trong nhà bếp đều được.
Khoai tây sẽ bị thối nếu để dưới ánh sáng
Không bao giờ được đặt khoai tây ở vị trí có ánh sáng chiếu trực tiếp vào. Chúng không chỉ bắt đầu thối mà còn rất độc. Tốt hơn là hãy bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng hoặc cho vào những chiếc giỏ/túi bằng nhựa hoặc gỗ.
Bảo quản táo cùng với khoai tây
Nếu đặt một hoặc hai quả táo cạnh khoai tây thì khoai tây sẽ tươi lâu hơn.
Bảo quản măng tây thành từng bó
Măng tây nên được đặt trong cốc thủy tinh với nước như lúc bạn cắm hoa. Bằng cách này chúng sẽ tươi lâu hơn so với bảo quản theo cách thông thường.
Bông cải xanh và súp lơ hạp nước
Cách tốt nhất để bảo quản bông cải xanh đó là đặt thân của chúng trong nước lạnh và dùng khăn ẩm trùm lên phía trên. Đừng quên thay nước và làm ướt khăn thường xuyên.
Súp lơ cũng có thể được bọc bằng khăn ướt hoặc màng bọc thực phẩm có đục lỗ nhỏ để thông khí.
Bảo quản rau ở nhiệt độ phòng
Rau không nên được đặt ở chỗ kín như chạn bếp vì chúng sẽ nhanh hỏng hơn so với để ở nhiệt độ phòng. Bạn có thể đặt chúng trên những chiếc hộp bằng nhựa hoặc bằng gỗ tại nơi thoáng khí.
Bọc cần tây bằng giấy thiếc
Nếu muốn cần tây được tươi như lúc mới mua về thì đừng để trong túi nhựa mà hãy bọc chúng bằng túi thiếc và để vào trong tủ lạnh.
Cà chua nên được xếp chồng lên nhau
Khu vực xung quanh cuống là phần nhạy cảm nhất của quả cà chua bởi nó dễ bị thối nhất. Do vậy, hãy xếp chồng cà chua lên và hướng phần cuống ra bên ngoài.
Nho sẽ tươi lâu hơn nếu được đặt trong túi làm bằng polyethylene
Nếu được đặt trong các túi làm bằng polyethylene hoặc túi nhựa thường dùng để đựng thực phẩm thì nho sẽ tươi lâu hơn và vẫn mọng nước như lúc mới mua về. Tuy nhiên, lưu ý là hãy chia nhỏ ra chứ không nên để dồn trong một túi vì phần dưới sẽ rất nhanh hỏng.