Xót xa uẩn khúc bi kịch “cháu của nội, con của dâu” đoạt tổng cộng 7 mạng người lớn bé trong khuất tất
Hôm nay các báo cũng đã chính thức đưa tin lý do vì sao bà mẹ ở Nghệ An vì sao lại ôm con nhảy cầu. Và một lần nữa câu chuyện mẹ chồng, nàng dâu lại làm dấy lên những xót xa trong khuất tất.
Đau đớn trước cái chết của con, mẹ của chị V (người đã ôm hai con khi đang bầu 2 th.á.n.g nhảy cầu ở Diễn Châu, Nghệ An) đã thét lên đau đớn “Không khổ mà nó phải nhảy xuống sông chết à” trong đám tang chồng tang con lẫn cháu. Người ta nghe câu này thôi đã thấy trong đó chất chứa một nỗi niềm u uẩn.
Và thật sau những ngày tang tóc qua đi, ông N.V.L, trưởng xóm 3, xã Diễn Tháp đã cho biết mâu thuẫn đáng nói là trong gia đình nhà chồng chị V và cụ thể là với mẹ chồng chứ không phải với chồng “Khả năng là do mẹ chồng, nàng dâu không nhất trí chuyện gì đó nên mới dẫn đến việc tự tử này”.
Và mâu thuẫn đó là gì chắc chỉ có người trong cuộc nói ra sự thật mới biết. Nhưng thực hư là gì thì cũng một lần nữa khiến các mẹ phải quay lại về mối q.u.a.n h.ệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Các mâu thuẫn bắt đầu phát sinh từ sau khi chị V sinh con và phải chăng đó cũng là những mâu thuẫn “cháu của nội, con của dâu” bắt đầu nảy sinh.
Mâu thuẫn này tưởng chừng đơn giản và có thể giải quyết chỉ sau một cuộc nói chuyện thân mật giữa mẹ và con hay một vài thống nhất cụ thể. Nhưng không, điều đó khó hơn nhiều. Trong cuộc chiến nuôi con giữa mẹ chồng và nàng dâu còn tồn tại những mâu thuẫn khó giải quyết hơn nhiều.
Là sự trùng hợp ngẫu nhiên đến kỳ lạ, cách đây 3 năm cũng vào những ngày đầu th.á.n.g 9, nhiều người phải rơi nước mắt khi nghe chuyện về cái chết bi thương của 3 mẹ con nữ y tá Lê Thị Hương Mai (SN 1986, Bến Gót, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, mang thai 3 th.á.n.g ôm con trai 3 tuổi nhảy sông Lô tự tử.
Nguyên nhân của cái chết sau cùng cũng quy về mối q.u.a.n h.ệ mẹ chồng, nàng dâu và những mâu thuẫn đó xuất phát từ điều gì thì không ai rõ. Theo lời anh S, chồng y tá M thì “Ở nhà chủ yếu cô ấy chăm sóc con, nếu bận thì chỉ tôi hoặc họa hoằn lắm mẹ tôi mới phải làm. Không phải chúng tôi ỷ lại tất cả mọi việc chăm sóc con nhưng cô ấy quá cẩn thận, cầu kỳ trong chuyện chăm sóc.
Con tôi hơn 2 tuổi nhưng đến giờ cô ấy cũng không dám cho ăn miếng thịt lợn nào vì sợ lợn có cám tăng trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của con. Nhiều lúc, thấy vợ kỹ tính quá, tôi có nói thì vợ chồng lại cãi vã nhau. Cô ấy giận dỗi bế con bỏ đi đâu đó một lúc rồi về, hay bế con qua nhà ngoại, bạn bè chơi”.
Tuy nhiên, trong con mắt của em vợ, chị M.K thì lời của anh rể lại không đáng tin. Chị này cho biết anh S “nhu nhược chỉ biết núp dưới vành váy mẹ, chỉ biết nhìn mà không biết làm trọng tài để giải quyết khúc mắc gia đình”. Thành ra, chị Mai đã phải nhiều lần ôm con về nhà ngoại vì gặp phải bà mẹ chồng khó tính.
Chị K kể: “Những lần chị ấy về đây cũng là do không hợp tính, hợp nết với mẹ chồng. Tính chị tôi thì yêu con, gọn gàng, sạch sẽ còn bà nội của cháu thì quá đoảng. Bà ấy chăm cháu kiểu gì mà có lúc dội cả nước nóng vào người thằng bé để nó bị rộp, đút cả thìa cháo đang nóng vào trong miệng. Thậm chí còn cho uống nhầm thuốc hạ sốt là thuốc chống ẩm…
Hồi trước vì mang bầu thằng bé, có nhiều lần bị co thắt dạ con, máu ra rất nhiều, chị ấy phải tự mình lấy kim tiêm tự tiêm vào bản thân để giữ con… thì lần này phải vì lý do gì lớn lắm, chị ấy mới như thế”.
Khi hỏi thăm trong làng xóm để biết thực hư thì nhiều người cũng tỏ ra bức xúc với người mẹ chồng y hệt chị K. Họ bảo “Sống dầu đèn, chết kèn trống” khi chết đi gia đình nhà chồng dù có thế nào cũng phải cho cháu vài tiếng kèn, tiếng trống cho yên lòng, mát dạ, thế mà lại không có.
Đã thế, khi chôn, hai mẹ con lại chôn chung một huyệt rồi lúc cao lên mới chia thành 2 mô đất. Từ xưa tới nay chẳng ai người ta làm thế bao giờ. Chuyện này làm dân chúng tôi bức xúc quá”.
Vâng, cả hai bà mẹ vì mâu thuẫn với cách chăm con của bà, bị dồn đến cùng cực phải ra quyết định ôm con tự tử. Trong cả hai vụ đều là mẹ bầu và tổng cộng 7 mạng người đã đi trong khuất tất. Mẹ thì khuất tất chuyện gia đình, những mối q.u.a.n h.ệ không thể hòa giải, còn con, những đứa trẻ vô tội lại khuất tất vì không biết đâu là lý do mình phải chết.
Em cũng đã từng phải trong những ngày chịu đựng nỗi ấm ức như vậy nên hoàn toàn có thể hiểu được tâm trạng của những mẹ bầu phải cùng quẫn đến mức ôm con tự vẫn. Mẹ chồng em và em cũng là hai đường thẳng song song trong cách nuôi dạy con. Từ ngày ở viện bà đã tuyên bố thằng thừng “Cháu tôi tôi nuôi” làm em ức không chịu nổi. Rồi đưa con về, làm đủ thứ cách chăm cháu làm em hoảng.
Nào là nhỏ sữa vào mắt cháu cho sáng, rồi dùng lươn chữa sốt, có lần bà còn lén đưa con em đi thổi nhang vì cho rằng con em bị đẹn khiến thằng bé chết chín phần, một phần sống…
Rồi khi con bắt đầu ăn dặm, bà bảo tội cháu cứ nhồm nhoàm vừa trầu vừa cơm đút cho cháu ăn. Nhiều bận như vậy em tức điên lắm chứ nhưng cũng phải ráng nhún nhường tìm cách khéo để nói bà nghe. Em được cái dụ khéo chồng về phe mình nên anh í cũng đỡ cho em vài lời. Nhờ vậy mà mẹ con mới dần tháo gỡ được mâu thuẫn.
Thế nên dù là lý do gì đi nữa thì xin các mẹ, những ai còn phải sống trong những cảnh khó ở như này hãy một lần nghĩ lại. Mâu thuẫn là chỗ chúng ta và chúng ta là những người mẹ phải có bản lĩnh để giải quyết mọi chuyện. Đôi khi sự dùng dằng cũng vì cái tôi của mình quá lớn chứ nhiều mẹ chồng em thấy cũng tâm lý và hiểu chuyện lắm.
Hoặc có dẫu khó tính khó nết một chút cũng nhờ con dâu khéo léo mà ôn hòa mọi sự. Con ai đẻ ra mà chẳng xót, cháu ai có được mà chẳng cưng. Suy cho cùng, tốt xấu cũng là do cách chúng ta tạo ra và thay đổi. Chúng ta đều có học hơn các cụ, lẽ nào chúng ta chê bai các cụ cổ hũ trong khi chúng ta lại ngu muội đến mức mù quáng mà làm liều, tước đoạt cả mạng sống quý giá của con trong lúc cùng quẫn???
Chuyện lần này xảy ra đúng là quá đau lòng nhưng một cách nào đó cũng là lúc để chúng ta nhìn lại cách sống của mình, cách sống của người mẹ trong những mối q.u.a.n h.ệ gia đình, nhất là giữa mẹ chồng và dâu con.
Mong rằng những sự việc thế này sẽ không bao giờ lặp lại thêm nữa. Và điều đó chỉ có thể khi những bà mẹ hiện đại như chúng ta biết suy nghĩ khác đi, sống khác đi để thực sự hòa hợp. Đó cũng là lợi ích lớn nhất mà mỗi đứa con chúng ta sinh ra sẽ được thụ hưởng các mẹ ạ!
Theo WTT
"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."