9 xét nghiệm quan trọng mà 90% phụ nữ Việt đều bỏ qua, đến khi hiểu ra thì đã ung thư mất rồi

Em nói mấy chị nghe cái này nè, chị em tụi mình phải yêu thương bản thân hơn đi, biết cách chăm sóc bản thân hơn đi, nếu không sẽ hối hận đấy.

Em mới nhận được tin, nhỏ bạn thân của em ở quê đang mắc bệnh ung thư vú các chị ạ… huhu. Bạn em vưa đẹp, vừa tốt bụng. Bạn có một cô công chúa vừa tròn 2 tuổi và được chồng hết mực cưng chiều. Gia đình của bạn là một hình mẫu lý tưởng, một niềm mơ ước của nhiều người, trong đó có em.

Vậy mà giờ đây, mọ thứ dường như sụp đổ khi bạn em phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn 2. Nghe tới bệnh ung thư là ai cũng rùng mình vì sợ. Mấy năm nay, số lượng bệnh nhân mắc ung thư tăng lên đáng kể với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhiều chuyên gia sức khỏe đã khuyên chị em phụ nữ nên chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình. Và việc thường xuyên thăm khám sức khỏe là điều rất cần thiết để phát hiện và điều trị những căn bệnh nguy hiểm mà phụ nữ dễ mắc phải.

Ảnh:internet

Dưới đây là 9 xét nghiệm quan trọng chị em phụ nữ nên chủ động tiến hành thực hiện để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất cho bản thân.

Ung thư vú: Bắt đầu từ độ tuổi 20, phụ nữ nên đi khám lâm sàng núi đôi hàng năm. Nếu phát hiện mình đang có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú thì cần phải khám thường xuyên hơn. Chụp X-quang vú là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để xác định xem các chị có bị ung thư vú hay không.

Ung thư cổ t.ử c.u.n.g: Những người phụ nữ bị nhiễm virus papillomavirus (HPV) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Nhưng những người phụ nữ không bị HPV cũng có thể bị ung thư cổ t.ử c.u.n.g.

Thế nên, các chị em nên tiến hành làm các xét nghiệm kiểm tra ung thư cổ t.ử c.u.n.g bắt đầu từ năm 21 tuổi và sau đó kiểm tra ít nhất một lần trong v.ò.n.g 3 năm. Xét nghiệm HPV 5 năm một lần (cùng với các xét nghiệm STD khác) để kịp thời phát hiện bệnh nếu có nhé.

Ung thư đại trực tràng: Ung thư đại trực tràng đang là một trong những loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Xét nghiệm nội soi là xét nghiệm được sử dụng rộng rãi nhất để chẩn đoán ung thư đại trực tràng. Theo đó, khối u sẽ được phát hiện và có thể được gỡ bỏ tại thời điểm kiểm tra.

Ung thư da: Tất cả các loại ung thư da có thể được điều trị thành công nếu được chẩn đoán sớm. Nếu các chị nhận thấy bất kỳ nốt ruồi, tàn nhang hoặc các mảng vảy da khác trên da hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liêu hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe kiểm tra da.

Đái tháo đường loại 2: Phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán đái tháo đường là kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu chị nào đang khỏe mạnh và có nguy cơ bị bệnh tiểu thì nên kiểm tra mỗi năm và bắt đầu từ lúc 45 tuổi. Những ai có nguy cơ cao thì nên bắt đầu thử nghiệm trước đó và thường xuyên hơn.

Bệnh đái tháo đường loại 2 có thể dẫn đến các vấn đề về tim, thận, đột quỵ và thị lực kém nếu không được điều trị. Chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cân, hoạt động thể lực, giảm căng thẳng và thuốc men có thể giúp làm giảm các triệu chứng của tình trạng này.

Cao huyết áp: Huyết áp cao là tình trạng khá phổ biến (cứ 3 người sẽ có 1 người mắc) và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị bao gồm các bệnh về tim mạch và thận. Giảm cân, chế độ ăn uống lành mạnh và thay đổi lối sống khác có thể giúp cải thiện huyết áp. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùy trì huyết áp và tần suất đo huyết áp.

Đo mức Cholesterol trong máu: Mức cholesterol cao có thể làm tắc nghẽn các mạch máu và dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim. Huyết áp cao, tiểu đường và hút thuốc lá có thể góp phần làm gia tăng sơ vữa động mạch. Sau 20 tuổi, bạn nên làm xét nghiệm máu để xác định mức cholesterol và lượng mỡ trong máu ít nhất một lần trong 5 năm.

Chứng loãng xương và gãy xương: Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao hơn. Nếu bị mắc phải tình trạng này thì xương của bạn trở nên yếu và dễ gãy. Để phòng tránh tình trạng này, các chị nên tiến hành phòng ngừa và điều trị chứng loãng xương – kiểm tra bằng tia X-quang kép (DXA) để chẩn đoán loãng xương.

Các xét nghiệm kiểm tra loãng xương được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ trên 65 tuổi cũng như những phụ nữ trung niên dưới 65 tuổi nhưng có nguy cơ bị loãng xương cao.

Bệnh tăng nhãn áp: Bệnh tăng nhãn áp là một bệnh lý về mắt làm thiệt hại thần kinh thị giác và dẫn đến mất thị giác. Tần suất nên thực hiện một kiểm tra đo áp suất bên trong mắt phụ thuộc vào độ tuổi và các yếu tố rủi ro chẳng hạn như trên 60 tuổi, tiền sử gia đình, chấn thương mắt và sử dụng steroid… Nếu bạn không có các yếu tố nguy cơ hoặc các triệu chứng của tình trạng mắt, kiểm tra định kỳ mỗi 2-4 lần/ năm nếu ở tuổi dưới 40.

Các chị em nhà mình nên ghi nhớ những căn bệnh này và phải chủ động tiến hành thực hiện các xét nghiệm quan trọng sau để đảm bảo sức khỏe của mình nhé.

Theo WTT