Xót xa những đứa trẻ không cha thèm được bồng bế dù chỉ 1 lần
‘Bác! Bác bế cháu một lát được không, cháu thèm bố bế’ – đó là lời nói của một đứa trẻ không có cha, khiến ai nghe cũng thấy cảm động, xót xa trong lòng.
Trẻ con luôn thắc mắc chúng được sinh ra từ đâu, những đứa trẻ không có bố còn thắc mắc nhiều hơn thế nữa.
Những đứa trẻ bình thường, khi bị ức hiếp hay buồn phiền chỉ cần chạy vào lòng bố sẽ được ôm ấp, an ủi. Còn những đứa bé không có bố thì phải tự mình cam chịu vì sau lưng chúng chẳng có ai để tựa nương.
Một đứa bé không có bố, từ những ngày bé xíu đa phần đều bị bạn bè dè bỉu là “đồ con hoang” hay khi làm sai sẽ bị người lớn mắng “đúng là đồ không có cha có khác”.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip có tên “Những đứa trẻ không cha” do một nhóm bạn trẻ thực hiện. Dù không được thực hiện bởi một ê kíp chuyên nghiệp nhưng đoạn clip vẫn đã khiến nhiều người không cầm được nước mắt.
Dù không biết bố là ai, nhưng khi được hỏi “con có yêu bố không”, đôi mắt của những đứa trẻ này như bừng sáng và gật đầu chắc nịch trả lời là “có”. Sự vô tư của những đứa trẻ này khiến người khác không khỏi đau lòng.
Không được thực hiện bởi một ê kíp chuyên nghiệp nhưng bộ phim ngắn trên vẫn đã khiến nhiều người không cầm được nước mắt.
Bộ phim ngắn với nhân vật chính là 3 đứa trẻ (Việt Anh: 8 tuổi, Nguyệt Anh: 5 tuổi, Diệp Anh: 2 tuổi) không có bố đang sống với mẹ và bà ngoại tại xóm thuyền ven sông Hồng, gần cầu Long Biên, Hà Nội. Cuộc sống thiếu thốn vô cùng nhưng ngôi nhà có 3 đứa trẻ ấy vẫn luôn đầy ắp tiếng cười.
Mặc dù không biết cha là ai, nhưng khi được hỏi “con có yêu bố không”, đôi mắt của những đứa trẻ này như bừng sáng và gật đầu chắc nịch trả lời là “có”. Sự vô tư của những đứa trẻ này khiến nhiều người không khỏi đau lòng.
Cuộc sống không có cha, sao có thể hoàn thiện?
Trong quá trình thực hiện, ekip cũng gặp một vài khó khăn nhỏ, thế nhưng khi nghe câu chuyện và nhìn thấy bọn trẻ thương vô cùng và rất muốn kể lại cho bằng được câu chuyện cảm động này.
“Trẻ con hay quên và hiếu động nữa nên phải “rình” khá nhiều mới lấy được những mảnh thông tin nhỏ và ghép lại. Có hôm đến cả buổi sáng, đến gần 1h trưa trời nắng mọi người định đi về và đã sắp đồ xong rồi thì tự dưng bé Diệp Anh ôm lấy chân anh Tuấn bảo “bế, bế”. Thế là mình vội rút ngay máy chạy vào quay được cảnh đoạn kết đó.
Lúc mình cầm máy vấp vào cái ghế và chảy máu, bé Nguyệt Anh cứ hỏi mãi “chân chú bị làm sao”, mặc dù cũng đau nhưng mà vẫn thấy vui vì quay được cảnh tự nhiên và có một cái kết không hề ngờ tới”.
Từ trước đến nay, bố được xem là biểu tượng cho bản lĩnh, là trụ cột trong gia đình. Thiếu sự dạy dỗ của người cha, những đứa trẻ sẽ không thể phát triển một cách toàn diện như bạn bè đồng trang lứa.
Khi xem xong clip hơn 4 phút, chắc hẳn có rất nhiều người đã rơi nước mắt khi nghe tiếng cười trong trẻo, giòn tan của những đứa trẻ. Bộ phim ngắn này là món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng cho ngày của cha 18/6 với thông điệp: “Hãy yêu thương và trân trọng – khi bạn còn có thể. Và khi bạn không có sự may mắn đó, thì hãy nhớ: yêu mẹ bạn gấp đôi vì người đó đang phải làm trọng trách của cả 2 người!”
Theo các chuyên gia tâm lý, được sống đầy đủ với cả mẹ cha, đứa trẻ sẽ có một điểm tựa vững chắc trong cuộc sống. Từ đây, chúng sẽ hình thành tính tự tin, quyết đoán trong suy nghĩ và nhân cách sau này. Một thực tế ai cũng biết và đồng cảm, khi nhìn thấy những đứa trẻ khác được bố nhấc bổng, bế bồng sau mỗi giờ tan sở làm, công kênh đi dạo công viên, những đứa bé khiếm khuyết cha còn lại không khỏi cảm thấy thèm khát và hờn dỗi.
Những cảm xúc này khi tích tụ lâu ngày sẽ khiến cho tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng rất lớn. Trong số đó, chỉ có rất ít những đứa trẻ có hoàn cảnh như vậy trở nên kiên cường, quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Còn lại, một số bộ phận khác phần đông lại rơi vào trạng thái thiếu thốn, trong sự dằn vặt của sự thiếu hụt tình thương khi lớn lên, chưa kể có không ít trẻ lớn lên nếu không khéo dễ rẽ vào những lối đi thiếu trong sáng, thậm chí tội lỗi…
Trong suốt cuộc đời của chúng, những câu hỏi về người cha luôn là “một câu hỏi lớn, không lời đáp” !
Ngày nay, khi người ta xem chuyện “sống thử” hay ly hôn là điều thường tình trong xã hội. Hậu quả của tư tưởng “thoáng” này là những đứa trẻ không cha hay thiếu mẹ ngày càng đông. Để thế hệ tương lai không trở thành những đối tượng “cá biệt” của xã hội, mỗi người chúng ta cần suy nghĩ chín chắn hơn khi lựa chọn người bạn đời của mình.
Nguồn:Phụ nữ sức khỏe
"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."