Tuổi 32, có đủ mọi thứ vạn người mơ, chị vẫn tự tìm cái chết, chỉ có chồng là người hiểu rõ nhất, anh bàng hoàng kể…

Phụ nữ sau sinh mong manh như cua lột. Mong manh đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, từ thể xác đến tâm hồn. Các ông ra đường nóng nảy ở đâu không cần biết, nhưng về nhà chịu khó dỗ ngọt, quan tâm chiều chuộng vợ một tí. Cả cuộc đời cô ấy dành cho các ông và chỉ có lúc sinh con là cần dựa vào các ông nhất. Hãy hiểu – thương và cùng nhau vượt qua các ông ạ.

“Cách đây hơn một năm, tôi có chia sẻ hôm bài viết về căn bệnh trầm cảm. Nay xin được phép nói lại về căn bệnh này khi đã và đang có quá nhiều những câu chuyện thương tâm xảy ra. Tôi có một người chị, cuộc sống của chị luôn là điều đáng mơ ước và ngưỡng mộ của nhiều người phụ nữ. Vào một ngày cách đây 3 năm, người ta phát hiện chị qua đời tại phòng riêng, chị tự sát ở tuổi 32.

Lúc đó tôi vô cùng bàng hoàng, bạn bè và người thân của chị lại càng bàng hoàng hơn. Không một ai tin rằng người luôn lạc quan và hạnh phúc như chị lại có thể làm điều dại dột như vậy. Mọi người vẫn cảm thấy chị ổn, không có dấu hiệu hay động cơ nào để thực hiện hành vi này.

Chỉ có chồng chị là hiểu rõ nhất.

Nửa năm trước khi xảy ra sự việc, chị đã chia sẻ với chồng mình về sự “không ổn” của bản thân. Nhưng chị không biết điều “không ổn” đó nằm ở đâu và phải khắc phục như thế nào. Tôi luôn cho rằng đó là một sự “cầu cứu” từ chị, tuy nhiên chồng chị đã bỏ qua các dấu hiệu này, thậm chí cho rằng chị đã rảnh rỗi sinh nông nổi, bởi vì quan sát ở bên ngoài, chị hoàn toàn bình thường.

Trầm cảm (Depression) là một bệnh lý rối loạn về tâm trạng, hay còn gọi là rối loạn khí sắc (Mood disorder). Ở một khía cạnh nào đó, ngành tâm lý học tại Việt Nam vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức nên căn bệnh này vẫn chưa thật sự được hiểu rõ, rất nhiều người trong xã hội hiện đại mắc phải căn bệnh này. Có người may mắn ý thức được tình trạng của bản thân để tìm cách khắc phục đúng hướng, nhưng cũng có người hoàn toàn không biết vì sao, họ bắt đầu có suy nghĩ và hành động lệch lạc, những người xung quanh họ cũng không nhận ra.

Ảnh:internet

Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây, có khả năng bạn đang trầm cảm và bạn cần được hỗ trợ để giải quyết dứt điểm căn bệnh này càng sớm càng tốt:

– Cảm giác buồn bã, thất vọng và thường dễ khóc.

– Mất đi sự quan tâm, hứng thú và không cảm thấy vui với những thứ mà trước đây vẫn từng cảm thấy thích thú.

– Cảm thấy mình vô dụng, không có giá trị hoặc luôn cảm thấy có lỗi

– Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự sát

– Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

– Mất cảm giác ăn ngon, sụt cân, hoặc ngược lại có thể rối loạn thói quen ăn uống kèm theo sụt cân hoặc tăng cân không theo chủ định

– Thường xuyên có cảm giác uể oải, mệt mỏi

– Khó tập trung suy nghĩ và khó đưa ra những quyết định

– Có triệu chứng đau nhức trong cơ thể nhưng không đáp ứng với điều trị thuốc giảm đau thông thường

– Cảm thấy bất an, bức rức và dễ bực bội, nổi nóng

– Tự cô lập bản thân ra khỏi các mối q.u.a.n h.ệ xã hội

– Kèm theo mắc chứng bệnh đau nửa đầu (Migraine)

tram-cam-sau-sinh-20

Đây là đoạn đầu câu chuyện chia sẻ của Tuệ Nhi được đăng lại trên facebook Trần Thủy mà em vô tình được share. Xin phép được đăng lại đây cho các mẹ cùng hiểu hơn về căn bệnh trầm cảm.

Trước, chị họ em cũng từng phải trải qua căn bệnh này. Chị không hề có biểu hiện gì cho đến khi chị tự vẫn, trong nhà cũng không ai hay biết lý do vì sao. Mãi sau này khi nguôi ngoai qua cái chết đau thương của chị, chồng chị mới kể ngọn ngành mọi chuyện. Nhiều lần vợ nói vào tai chồng có người đàn ông theo chị xúi chị nhảy lầu nhưng anh không tin. Anh cứ nghĩ chị bị hoang tưởng hoặc ghen tuông quá nên bịa chuyện khiến chồng tin chị có người đàn ông theo mình.

Không ngờ một ngày chị nhảy lầu thật. Anh bàng hoàng không tin đó là sự thật nhưng mọi sự đúng là vậy. Hôm chôn chị xong, anh có tìm trong đống đồ dưới gầm giường một cuốn số nhàu nhĩ, trong đó toàn vẽ những hình thù rất ghê rợn về chém giết, thỉnh thoảng có đôi ba dòng viết vài câu chữ nguệch ngoạc “Tôi mệt mỏi quá!”, “Có người đàn ông luôn nói tôi phải nhảy lầu”, “Tôi phát điên lên được”… Anh đưa cuốn sổ đó cho mọi người xem và ai nấy cũng hãi hùng.

Các mẹ ơi trầm cảm sau sinh là có thật. Nó không phải trong lý thuyết, sách vở hay trí tưởng tượng, khả năng làm quá mọi chuyện của ai đó. Đã có rất nhiều những vụ án thương tâm xảy ra, những bà mẹ trở thành sát nhân hoặc tự lấy đi mạng sống của chính mình. Vụ án bé 33 ngày tuổi bị mẹ ruột dìm nước chết mà chúng ta đang xôn xao trong những ngày vừa qua cũng vậy. Không ai có thể nói trước được điều gì có thể xảy ra. Nhưng với trầm cảm sau sinh, mọi thứ đều có thể. Vì vậy mong các anh chồng và người thân của những bà mẹ trẻ một lần nữa hãy thực sự đánh giá đúng mức độ nguy hiểm cả căn bệnh trầm cảm sau sinh này nhé!

Cũng theo đoạn trích facebook trên, về nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm có thể là vì cái chết của một người thân, các cú sốc trong cuộc sống, vợ chồng ly hôn hoặc sau một sự chuyển đổi chỗ ở, công việc, tình trạng giao động khí sắc y sau khi sinh con, y học gọi đây là chứng trầm cảm sau sinh (Postpartum depression). Trong đó, nghiêm trọng nhất chính là chứng trầm cảm sau sinh.

Để dứt điểm căn bệnh này, ngoài các tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về phác đồ điều trị phù hợp thì còn cần sự tỉnh táo và lý trí của bản thân mỗi người, nó giống như việc chúng ta phải đặt bản năng sinh tồn ở chế độ cao nhất, dùng lý trí cao độ để ý thức được tình trạng của bản thân, đừng tự trách mình vì căn bệnh này hoàn toàn không phải do bạn gây ra.

Ngoài ra người thân xung quanh cũng là yếu tố quan trọng giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, xin đừng bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào hoặc bất cứ lời “cầu cứu” nào của người bệnh. Họ thật sự cần được thông cảm, khích lệ và hỗ trợ. Đừng bỏ mặc họ, cũng đừng đổ lỗi cho họ. Những người mắc chứng trầm cảm rất dễ nảy sinh sự tự ti, tuyệt vọng.

Chỉ một sự sơ ý trong ứng xử hằng ngày của người thân trong gia đình cũng có thể khiến họ mất kiểm soát trong suy nghĩ lẫn hành vi. Đối với phụ nữ mang thai và sinh con, trong giai đoạn thai kỳ phải luôn có tâm lý thoải mái, người chồng nên dành nhiều sự khích lệ đối với vợ cũng như tránh việc cô lập vợ mình trong cuộc sống bốn bức tường ở giai đoạn này.

=> Thường xuyên trò chuyện với vợ, âu yếm, tình cảm và khen ngợi cô ấy

=> Nếu có thể, hãy đưa vợ đi du lịch, xa hay gần không quan trọng, quan trọng là thoải mái

=> Tạo thói quen đi dạo với nhau, đừng lười các ông ạ. Vợ mình mà.

=> Tránh tối đa các áp lực, xung đột trong gia đình. Nhất là mối q.u.a.n h.ệ nhà chồng – nàng dâu

=> Chú ý chế độ ăn uống. Hãy tạo điều kiện cho vợ được ngủ đủ giấc, nghĩa là các ông hãy phụ trông con để vợ ngủ

=> Khuyến khích cô ấy đi làm nail, đi spa, đừng bao giờ buột miệng chê bai vợ dù chỉ là đùa giỡn

=> Tuyệt đối không để vợ sống trong sự nghi ngờ ghen tuông. Có hiểu lầm gì phải giải thích ngay cho cô ấy hiểu, cái này thì cần sự kiên nhẫn của các ông. Đừng nạt nộ nếu cô ấy có hơi bướng bởi vì giai đoạn này rất nhạy cảm, người làm vợ luôn có cảm giác bị bỏ rơi, các ông càng gắt thì sự hoang mang đó càng gia tăng.

Theo WTT

"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."