Tiếc tiền nuôi bố mẹ già, anh trai bắt bố mẹ sang nhà em gái nghèo ở
Nào ngờ, 1 tháng sau bố mẹ Nhung nói muốn về thăm nhà, mặc dù Nhung đã ngăn cản không muốn mẹ gặp lại những người con bất hiếu đó, tuy nhiên họ nói rằng có thứ đồ cần lấy.
Năm 19 tuổi, Nhung kết hôn với 1 người chồng ở thị trấn. Nhưng sau đó, vì ở quê làm ăn khó khăn nên họ quyết định lên thành phố kinh doanh. Vì gia đình chồng cô có 1 cửa hàng buôn bán nhỏ, vốn lại ít nên khi chuyển lên thành phố gặp vô vàn khó khăn.
Sau đó Nhung lại bị lỡ kế hoạch và có bầu, hoàn cảnh đã khó khăn càng khó khăn chồng chất. Nhất là khi cô sinh đứa con gái đầu lòng, vì đứa bé sinh ra đã ốm yếu nên phải chăm sóc rất cẩn thận, Nhung thì lại không thể rời nó ra để đi làm. Kinh tế gia đình ngày càng đi xuống đến mức chồng cô phải bán cửa tiệm nhỏ để đi làm thuê.
1 hôm, bỗng nhiên Nhung đang tắm cho con thì lại thấy anh trai và bố mẹ đứng trước cửa, cô vui vẻ ra mời họ vào căn nhà trọ chật chội, cứ ngỡ anh dẫn bố mẹ lên thăm em gái, nào ngờ anh ta nói:
-Dạo này ở nhà mất mùa suốt, đói kém, anh không nuôi nổi bố mẹ nữa, từ nay bố mẹ sẽ ở đây với cô. Dù sao cô cũng mới chỉ có 1 đứa con còn anh thì tận 3 đứa nhà đông đúc chắc bố mẹ cũng không thoải mái. Hơn nữa, cô cũng là con của ông bà tại sao chỉ mình tôi phải nuôi họ chứ??
Trong khi bố mẹ Nhung mặt rầu rĩ thì cô ngơ ngác nhìn mọi người không hiểu chuyện gì xảy ra:
-Anh nói thế mà nghe được à?? Tôi có thể nuôi bố mẹ nhưng thái độ của anh như thế thì không thể chấp nhận được.
-Cô cứ nuôi đi rồi sẽ biết cảm giác của vợ chồng tôi lâu nay, đùng ở đó mà tỏ vẻ hiếu thảo thanh cao.
-Anh..
Chưa nghe em gái nói hết thì anh trai đã đứng phắt dậy nói:
-Thế nhé. Nuôi hay không tùy cô, nếu cảm thấy khổ sở quá thì để ông bà ấy tự sinh tự diệt, tôi cũng hết trách nhiệm rồi.
Nói rồi anh ta không thèm chào bố mẹ mà quay lưng đi luôn 1 mạch. Trước kia bố mẹ ở với anh trai dưới quê vẫn ổn định. Mặc dù không giàu có gì nhưng công việc trông rau sạch của anh cũng kiếm được rất nhiều tiền mà còn nhàn nhã. Trong khi 3 đứa con nhỏ ở nhà có ông bà chăm sóc. Không những thế, bố mẹ già còn làm đủ mọi việc cơm nước dọn dẹp nhà cửa giúp vợ chồng anh.
Thế mà bây giờ anh lại dẫn bố mẹ giao cho em gái chỉ vì tiếc tiền nuôi họ. Bởi vậy, Nhung tức giận từ đó trở đi cô cũng coi anh trai và chị dâu như những người xa lạ, không còn liên lạc với họ nữa mà họ thì cũng không thiết tha gì cô và bố mẹ.
Sau khi bố mẹ lên thành phố, Nhung thuê thêm 1 căn phòng bên cạnh để họ ở. Từ đó cô vừa chăm con vừa chăm bố mẹ, may mắn thay chồng cô cũng coi bố mẹ vợ như ruột thịt của mình nên yêu thương và luôn quan tâm họ. Từ khi bố mẹ lên ở cùng, anh còn tăng ca ngày đêm làm việc kiếm tiền trang trải tất cả các loại phí sinh hoạt cho gia đình 5 người.
Nào ngờ, 1 tháng sau bố mẹ Nhung nói muốn về thăm nhà, mặc dù Nhung đã ngăn cản không muốn mẹ gặp lại những người con bất hiếu đó, tuy nhiên họ nói rằng có thứ đồ cần lấy. Chiều ý bố mẹ, vợ chồng Nhung đành đưa 2 người về. Về đến nhà, anh trai giật mình nói
-Sao?? Không nuôi được à?? Tôi đã nói cô rồi, không nuôi được thì để họ tự sống chứ đừng có mang về đây làm gì, tôi kiệt sức rồi. Mệt mỏi lắm rồi.
Nhung giận dữ nhìn anh trai định rủa sả 1 trận thì mẹ cô ngăn lại, bà nói:
-Mẹ..để quên 1 thứ đồ quý giá, lấy xong bố mẹ sẽ đi ngay.
Nói rồi bà lò dò vào nhà, lục trong chiếc rương cũ kỹ ra 1 chiếc hộp gỗ đầy bụi. Bà ôm chiếc hộp lau nhẹ rồi mở ra. Trong đó là tấm ảnh hổi nhỏ của anh trai Nhung với dòng chữ “con yêu của bố mẹ”. Nhìn thấy thế đứa con trai bỗng nhiên xúc động, anh không ngờ thứ quý giá đối với mẹ lại là anh. Thế nhưng, không dừng ở đó, bà còn lấy ra 1 cuốn sổ tiết kiệm đưa cho con gái và nói:
-Đây là số tiền tiết kiệm cả đời của bố mẹ, đêm qua bố mẹ đã quyết định sẽ dành tặng cho vợ chồng con.
Quyết định của bà khiến vợ chồng Nhung ngơ ngác còn người chị dâu thì luôn miệng chửi rủa bố mẹ thiên vị để cô em chồng bỗng nhiên giàu có, còn người con trai thì tự dưng lại im lặng đáng sợ. Có lẽ anh ta lúc này bắt đầu cảm thấy hối hận vì đã đối xử tệ bạc với bố mẹ đẻ của mình trong khi họ lại luôn coi anh như 1 báu vật.
Theo Thể thao Xã hội