Sự thật về cái chết của những người treo cổ, có ý định từ trước hay là “ma dây bóp cổ”
Có người treo cổ tự tử chết, có người may mắn được cứu sống nhưng chỉ vài ngày sau cổ bóp chặt rồi cũng chết khiến nhiều người rùng mình khi biết sự thật về “ma dây bóp cổ”.
Không còn lạ với những trường hợp người chết vì treo cổ tự tử vô cùng thương tâm xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Thế nhưng, có những trường hợp người chết vì treo cổ tự tử phải mất vài ngày mới được phát hiện, có trường hợp người nhà phát hiện sớm và kịp thời cứu sống.
Tuy nhiên, chuyện đáng nói và tò mò ở đây là việc người được cứu sống khi thắt cổ đòi tự tử chỉ sống được thêm vài ngày, mặc dù sức khỏe tốt nhưng cũng tự đưa tay lên cổ mình rồi ra đi mãi mãi. Điều đáng nói là tại sao lại xuất hiện việc như vậy khiến nhiều người sợ hãi khi nghĩ tới việc tâm linh, “ma dây” đeo bám.
Thực tế đã có trường hợp về cô gái 23 tuổi, sống tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai may mắn được người nhà cứu sống khi đang thắt cổ tự tử. Nhập viện được vài ngày, bác sĩ thấy sức khỏe tốt và có thể ra viện bất ngờ lên cơn co giật. Theo lời kể của bác sĩ.
“Bỗng 2 bàn tay của bệnh nhân đưa lên cổ làm động tác như cố gỡ bàn tay ai đó đang bóp cổ từ phía sau. Sau đó, bệnh nhân co giật, rơi vào tình trạng hôn mê và tử vong nhanh chóng. Tất cả kéo dài khoảng 10 phút, quá trính diễn biến nhanh khiến bác sĩ không cứu kịp.”
Một trường hợp cũng tương tự như vậy sau 9 tháng với một bệnh nhân nam 25 tuổi ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cũng lên cơ co giật khi được cứu khỏi “dây ma” chỉ sau vài ngày. Điều đặc biệt là bệnh nhân này cũng có những hành động giống hệt với trường hợp trước đó.
Cả 2 trường hợp đều giống nhau khiến nhiều người nghĩ tới việc tâm linh dân gian hay gọi là “ma dây treo cổ”. Dù không có ý định tự tử nhưng lại treo cổ mà chết, hay sợ hãi hơn là trường hợp thoát chết nhưng 2, 3 ngày sau ăn xong bữa cơm với gia đình cũng co giật mà chết.
Tuy vậy, về mặt y học hiện đại cũng cố gắng lý giải bản chất của hiện tượng “ma dây treo cổ”. Nguyên nhân ban đầu khiến bệnh nhân lên cơn co giật là do ngạt thở. Những bệnh nhân này đã thực hiện việc treo cổ dù được cứu sống nhưng không loại trừ khí quản bị tổn thương. Sau vài ngày nhập viện, vết thương phù nề bịt kín đường thở hoặc nước rơi vào đường thở dẫn đến việc co giật, chết não, chết tim không đủ oxy.
Việc co giật diễn ra quá nhanh khi trước đó tình trạng sức khỏe bệnh nhân khá ổn khiến các bác sĩ chủ quan không nghĩ đến trường hợp này xảy ra. Một nguyên nhân nữa là do vùng nào đó của não bị tổn thương hoặc bệnh nhân mắc bệnh lý tiềm ẩn ở não. Và nhìn từ góc độ y khoa, những trường hợp dân gian gọi là ma dây không phải là hiếm.
Nguyên nhân dẫn đến tử vong của những trường hợp gọi là “ma dây treo cổ” theo y học là do cơ thể thiếu oxy kéo dài dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, biểu hiện bằng chứng hôn mê, co giật, tuy nhiên cũng cần phải mất rất nhiều thời gian để thực chứng.
Đa phần, những trường hợp tử vong như vậy lại không được giải phẫu để nghiên cứu chính xác hơn nên hiện tượng dân gian gọi là ma dây vẫn còn phủ một bóng mờ huyền ảo.
Theo Thể thao xã hội