Sau hào quang, đây là mức thu nhập “chỉ đủ chén cơm” của các cô gái vàng bóng đá nữ VN
Dễ dàng đánh bại nữ Malaysia 6-0, nữ Việt Nam đã vượt qua đối thủ Thái Lan để giành HCV SEA Games 29, gỡ danh dự cho U22 Việt Nam vừa thất bại trước đó. Nhưng đâu ai biết đằng sau ánh hào quang của những người phụ nữ lại là cuộc sống mưu sinh vất vả vì con đường kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình họ thậm chí không bằng một người phụ nữ ngồi văn phòng.
Tôi không coi thể thao nhiều đâu, nhưng tin tức thì vẫn cập nhật nên biết chút đỉnh. Hôm qua đội nam Việt Nam thua thảm hại bởi Thái lan thì đội nữ lại thắng. Tôi còn biết đây là lần thứ 5 trong lịch sử nữ Việt Nam giành HCV SEA Games, cân bằng kỷ lục của chính Thái Lan.
Ngày trước đó, tôi thường tự hỏi rằng Bóng đá hay bất kỳ các môn thể thao khác mang về vinh dự cho quốc gia như thế chắc chắn sẽ được trả công hậu hĩnh lắm. Họ phải được nuôi trọn để chỉ tập trung luyện tập, và thi đấu xong khi có giải nhất định được Nhà nước hay các bộ thưởng công dữ dội lắm luôn.
Mà ai ngờ, tình cờ đọc được bài viết mà báo chí trong nước tiết lộ thông tin gây sốc về thu nhập của các tuyển thủ nữ Việt Nam. Sốc vô cùng.
-Lương trung bình cầu thủ nữ:
Cách đây 2 năm, bài báo có đăng là một cầu thủ nữ trung bình chỉ nhận lương khoảng 1-2 triệu đồng/th.á.n.g (3-4năm trước thậm chí chỉ là vài trăm nghìn). Chỉ đội Than khoáng sản Việt Nam trả lương khoảng 5 triệu đồng/th.á.n.g cho cầu thủ của họ. Không lót tay tiền tỉ. Không hợp đồng đắt giá. Cuộc sống của các nữ cầu thủ rất vất vả.
Sau khi giải nghệ, các nữ cầu thủ phải làm đủ mọi nghề để mưu sinh:
Cựu tiền vệ Quách Thanh Mai, người từng vô địch SEA Games 22 trên sân nhà cùng tuyển Việt Nam từng đi phụ gia đình sửa chữa xe máy sau khi chia tay bóng đá.
Cựu tiền đạo Bùi Tuyết Mai của đội Hà Nội thì đi bán mỹ phẩm kiếm sống qua ngày, rồi sau đó mở quán Karaoke ở Hà Nội. Sau vài năm, Tuyết Mai thử sức trong vai trò một biên tập viên thể thao, và ở cương vị này, cô luôn cố gắng giúp đỡ các đàn em còn thi đấu.
Cựu đội trưởng tuyển Việt Nam Bùi Thị Hiền Lương thì chọn con đường học đại học để làm việc tại Tổng cục Thể dục thể thao. Cựu cầu thủ Thúy Nga, Bích Hạnh cũng làm việc ở VFF sau khi giải nghệ. Bộ ba này sau đó làm trợ lý HLV đội tuyển Việt Nam.
Ở TP HCM, tiền đạo nổi tiếng một thời Lưu Ngọc Mai và cựu thủ môn Kim Hồng tiếp tục theo đuổi tình yêu bóng đá với công việc trợ lý HLV trưởng đội nữ TP HCM. Trước khi làm trợ lý HLV đội tuyển Việt Nam, Kim Hồng thậm chí còn phải đi… bán bánh mì dạo.
Tiền đạo Nguyễn Thị Hà, ngoài việc chung tay kinh doanh với Tuyết Mai, dùng thời gian còn lại đi làm trọng tài trên các sân bóng phủi. “Làm trọng tài phong trào vừa vui, vừa có thêm thu nhập”. Hà “him” cười tít mắt khi nói về cuộc sống của mình.
Yên phận nhất có lẽ là Bùi Thị Tuyết. Cũng có đủ điều kiện theo học Đại học Thể dục thể thao, nhưng sau khi có tấm bằng, cựu trung vệ chỉ ở nhà sắm vai nội trợ bởi “ông xã muốn em làm một người vợ đảm”.
Với những cầu thủ không được mấy người biết đến khác, chuyện theo đuổi nghiệp thể thao hay thành công trong kinh doanh là giấc mơ xa vời. Không ít cầu thủ của Hà Nam, Thái Nguyên đã phải trở lại với công việc đồng áng, nhà xưởng sau khi treo giầy. Nhan sắc và cái duyên gửi cả theo những vòng quay của trái bóng tròn, nữ cầu thủ còn gặp khó khi muốn có một mái ấm gia đình.
-Có những người cống hiến hết mình nhưng nhận những cái kết ‘bất bình’
Không chỉ bóng đá nữ không mà Lê Thị Huệ từng là VĐV vật số một của tỉnh Thanh Hóa. Năm 2003, Huệ giành HC vàng hạng 55 kg toàn quốc nhưng trong một buổi tập đối kháng chuẩn bị cho SEA Games, Huệ bất ngờ ngã cắm đầu xuống thảm, bị chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm, dập tủy sống dẫn tới liệt tứ chi. Nguồn thu nhập chính của hai mẹ con chính là khoản trợ cấp tai nạn lao động dành cho Huệ nên cuộc sống còn nhiều khó khăn.
Bóng đá nữ cũng vậy, giờ các chị em nhà ta còn khỏe còn cống hiến. Nhưng nếu có sự cố gì xảy ra, niềm đam mê có đủ để người ta vượt qua cú sốc tinh thần hay cuộc sống mưu sinh để tiếp tục chinh chiến hay không?
– Bóng đá nữ như con riêng của Bóng đá Việt Nam
Những câu chuyện về khó khăn của các cầu thủ nữ được nhiều người biết đến nhưng dường như chưa bao giờ, họ được quan tâm như các đồng nghiệp nam.
Tình cờ search thử thông tin trên mạng thì 1 bài báo khá cũ, viết năm 2011 có đưa tin rằng
Theo HLV Nguyễn Văn Sỹ, trung vệ Như Thành được trả lương 80 triệu đồng/th.á.n.g. Trừ th.á.n.g 9 chỉ được nhận 75% vì đội tạm nghỉ sau V-League, Thành nhận lương cả năm là 935 triệu đồng.
NB cả mùa thắng 11 trận, trong đó 4 trận thắng được thưởng 500 triệu đồng, cầu thủ loại 1 như Thành được nhận 20 triệu đồng/trận. 7 trận thắng được thưởng 1 tỉ, Như Thành được chia 40 triệu đồng. 6 trận hòa được thưởng 10 triệu đồng/trận. Như vậy, cộng cả lương, thưởng, thu nhập của Thành trong năm 2011 đến nay đã là hơn 1,3 tỉ đồng. Còn đội nữ, chưa bao giờ nghe được mức lương đó cả.
Hôm qua, nghe là có tin vui khi Phó chủ tịch thường trực Liên đoàn bóng đá Việt Nam
khẳng định sẽ trao cho tuyển nữ mức thưởng 3 tỷ đồng. Cộng với khoản thưởng từ các nhà tài trợ, số tiền tuyển nữ Việt Nam nhận được sẽ khoảng gần 4 tỷ đồng. Mà không biết chia sao. Hay dồn vào quỹ này quỹ kia là xong vì theo những bình luận của các fan trước đó thì “Mất kỳ trước hứa cho đã rồi toàn xù”.
Mình chỉ lo cho họ, bóng đá nữ luôn là niềm tự cho chúng ta cảm giác hạnh phúc và s.u.n.g s.ư.ớ.n.g như thế nhưng ở khía cạnh quan tâm đầu tư thì giữa tuyển nữ và tuyển nam như đứa con ruột và con riêng trong gia đình vậy. Chỉ mong sao bên liên đoàn thể thao hay bộ phận nào đó và các nhà tài trợ xin hãy lưu tâm việc này.
Xin cảm ơn và chúc mừng các chị em của tôi! Đã cứu lại phần nào thể diện cho bóng đá VN tại Sea Games.
Theo WTT
"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."