Rớt nước mắt cảnh con gái đuổi Mẹ già về quê trong ngày cưới của mình chỉ vì bà ăn mặc quê mùa

“Ngày con gái theo chồng lên xe hoa, Mẹ già rưng rưng nước mắt, quặn thắt khi con gái không những không chào đón mà còn nặng lời quát mắng, đuổi Mẹ về …”

Chồng mất sớm, bà ở vậy chẳng đi bước nữa, nuôi dưỡng con gái suốt 20 năm đế ngày nó khôn lớn trưởng thành. Thương con lớn lên thiếu thốn tình yêu của bố, cái gì ngon, cái gì đẹp bà cũng có gắng mang về cho con hết, cốt chỉ mong con ngoan ngoan, thành người.

Khuê con gái bà càng lớn càng trở nên xinh đẹp lại còn kiếm việc làm ở lại trên đó nữa nên bà tự hào về cô lắm, gặp ai bà cũng khoe về Khuê với mọi người. Ai cũng bảo bà tốt số, đẻ được cô con gái đẹp người lại giỏi giang nhưng khi hỏi sao mãi không thấy con gái về thăm mẹ thì bà chỉ cười xòa nói nó bận bịu công việc, làm gì có thời gian về thăm mình.

Để rồi một ngày, đang ngồi bán rau ngoài chợ thì thấy cô Loan dí tay cho cái điện thoại lên tai rồi bảo:

– Bác nghe đi, cái Khuê nó gọi điện cho bác đây này.

Ảnh minh họa

– A… Khuê gọi điện hả cháu, cám ơn cháu nhé. Khuê à, mẹ đây, mẹ nghe con. Có chuyện gì thế con??

– Không có gì đâu mẹ, con chỉ gọi để thông báo với mẹ là con cưới chồng thôi.

– Thật thế hả con. Ôi mừng quá, sao không dẫn về đây để mẹ biết mặt mũi người ta ngang dọc ra sao đã cưới rồi hả con?? Thế khi nào gia đình nó về ra mắt, có cần mẹ chuẩn bị gì không??

– Không. Mẹ không cần chuẩn bị gì đâu. Con thông báo để mẹ biết tin thế thôi. Nhà anh ấy giàu lắm nên chỉ muốn tổ chức tiệc trên này để tiếp đón khách khứa thôi.

– Kìa, sao lại thế được, ít ra con cũng cần phải dẫn nó về đây để ra mắt tổ tiên với bố mày chứ.

– Thôi đi mẹ, nhà mình nghèo như thế. Mẹ muốn để người ta khinh thường con sao?? Con đã nói rõ tình hình nhà mình với nhà anh ấy rồi. Nhà họ cũng thông cảm cho nên mẹ không cần lo đâu.

– Thế, thế tổ chức vào ngày nào?? Con cũng phải cho mẹ biết để mẹ lên chứ ai lại để con gả về nhà chồng có một mình được.

Ảnh minh họa

– Không cần đâu mà, mẹ đừng có lên. Mẹ lên cũng có cho con được cái gì đâu rồi lại xấu hổ với người ta thôi.

– Thế nhưng con cũng phải cho mẹ biết địa điểm để mẹ còn báo cáo với tổ tiên chứ??

– Vâng, thế mẹ cứ bảo ở khách sạn A nhé. Con cụp máy đây, có gì đợi sau đám cưới con sẽ về thăm mẹ sau.

Nói xong, Khuê nhanh tay cụp máy chẳng kịp nghe bà dặn dò gì cả. Cô Loan bán hàng bên cạnh nghe nói cái Khuê con gái bà sắp cưới cứ hỏi han chúc mừng mãi nhưng chẳng lời nào lọt vào tai bà cả. Lòng bà như có một tảng đá đè nặng trĩu trên vai. Nước mắt bà chảy lưng tròng, chẳng kịp để ý mọi người đang bàn tán xôn xao hết cả lên, bà quệt nước mắt bỏ về giữa buổi chợ.

Nhìn lại tấm áo sờn rách mà mình đã mặc suốt gần nửa đời người, vá chằng vá đụp chẳng sót chỗ nào. Bà tự nhủ “mình như thế này thì bảo sao mà nó không xấu hổ cho được” nhưng cái tâm của một người làm mẹ không để bà giận con quá lâu. Xung quanh nhà chẳng có lấy một thứ gì đáng tiền, bà quyết bán đi hết mảnh ruộng ở quê được đôi chỉ vàng cầm lên thành phố mừng cưới con. Dù sao thân bà già rồi, giữ khư khư mảnh đất ấy cũng chẳng để làm gì.

Ảnh minh họa

Đến hôm con gái cưới, bà bắt xe lên thành phố rồi tìm đến đúng địa chỉ mà Khuê đã bảo. Bà cố tính chọn chiếc áo lành lặn nhất của mình để diện, đấy là tấm áo mà ngày xưa ông nó tặng bà từ hồi còn trẻ nhưng bà cứ tiếc mà giữ mãi chẳng dám lôi ra. Tế mà nhìn thấy mẹ chỉ mặc bộ đồ bà ba cũ kỹ, chân đi đôi dép tổ ong. Khuê sửng sốt liền kéo ngay mẹ vào góc kín rồi hét lên:

– Trời ơi!! Con đã dặn mẹ rồi cơ mà?? Sao mẹ lên đây làm gì?? Lỡ ai nhìn thấy thì sao?? Nhà chồng con đang ở trong kia kìa.

– Mẹ… mẹ lên mừng cưới con. Mẹ mang vàng theo đây rồi, con yên tâm không phải ngại với nhà họ nữa đâu.

– Thôi thôi, con xin mẹ. Mẹ đưa vàng đây rồi về đi. Đừng nói với ai là mẹ con, xấu hổ lắm!!

– Mẹ… mẹ muốn nhìn thấy con gả về nhà chồng, cho mẹ ở lại được không??

– Không được đâu mẹ ơi, có gì con sẽ gửi ảnh cưới về cho mẹ sau. Bây giờ mẹ về đi đã.

Nói rồi Mai đẩy mẹ mình ra ngoài không thèm nhìn bà lấy một cái, vừa lau nước mắt vừa lầm lũi bước ra bến xe về quê, phía trong khách sạn, Khuê vẫn cười tươi như hoa, liên tục bắt tay các vị khách quý mà không nhớ gì đến mẹ.

Thế mới nói, công lao dưỡng dục của mẹ cha có thể sánh ngang trời biển nhưng có phải đứa con nào cũng có thể hiểu và trân trọng tình cảm quý giá và thiêng liêng ấy đâu. Có lẽ cả đời này Khuê cũng chẳng bao giờ hiểu nổi sự vô tâm của mình ngày hôm ấy đã khắc một vết thương vào tim bà mãi không thể nào lành lại.

Nguồn:WTT