Khi những nỗi đau đã chai lì, sẽ có lúc đàn bà chẳng biết diễn tả những nỗi buồn ấy ra sao
“Cảm giác đến cả nỗi buồn cũng không biết phải diễn tả ra sao mang vóc dáng của sự mất mát. Bởi, đứng trước cô đơn con người biết buồn là còn may mắn, chứ đến khi đến cả nỗi buồn cũng rời bỏ mình…”
Bởi, đứng trước cô đơn con người biết buồn là còn may mắn, chứ đến khi đến cả nỗi buồn cũng rời bỏ mình, việc suy nghĩ phải đối diện với chơi vơi như thế nào cũng không rõ, mới là đau khổ nhất.
Thực ra, việc mở lời chia sẻ những nếp gấp day dứt, chơi vơi trong lòng mình, với đàn bà là cả một sự đặc biệt.
Bởi lẽ, hơn cả việc chia sẻ những niềm vui, gọi tên và cầm nắm nỗi buồn trao cho người khác để mong nhận được cái nắm tay an ủi hay cái ôm vỗ về khó khăn gấp bội trong trái tim đàn bà. Gọi là sự chia sẻ đặc biệt có lẽ không sai, khi sự tin tưởng trong hoàn cảnh này có giá trị và ý nghĩa hơn tất thảy những lời yêu thương dễ dàng thốt ra nào.
Thế nhưng, đàn bà ai rồi cũng kinh qua giai đoạn hoang mang trong việc tìm kiếm cách mở đầu câu chuyện của việc chia sẻ những lấn cấn trong lòng. Không hẳn là vì không tìm thấy sự tin tưởng tuyệt đối ở người đối diện, cũng không hẳn vì không tìm thấy một tấm lưng nào sẵn sàng đưa ra để làm chỗ dựa, cũng không hẳn vì nỗi buồn nhỏ nhoi đến độ không xứng đáng để được gọi tên và sẻ chia.
Phần nhiều, là cuộc đời dày vò bản ngã đơn thuần ngày trước, tái tạo chúng trở thành những gai góc, can trường và một phần lầm lỳ, chai sạn. Nhiều đến mức, khi nỗi buồn gọi tên, lòng đàn bà tê đi, không cảm nhận được sự run rẩy đau đớn. Vì suy cho cùng, đã bước qua hàng ngàn nỗi đau đớn, trái tim không còn khoảng trống nào cho sự bắt đầu của một lần mất mát mới.
Giai đoạn này gõ cửa không cho biết trước thời gian và mức độ thế nào. Tức là, cảm giác chai sạn trước cô đơn, không thể mở lòng nói về nỗi buồn có thể ập về năm người phụ nữ 20 thanh xuân, cũng có khi đã là đàn bà 30 năm hiện diện.
Cũng không thể nhận biết, khi nào trái tim thôi nhận nỗi đau, lý trí thôi nhận việc sẻ chia những day dứt trong lòng, người ít, người nhiều, tựu chung lại đều là những dấu vết hằn sâu của hai tiếng bạc bẽo trong cuộc đời.
Cảm giác đến cả nỗi buồn cũng không biết phải diễn tả ra sao mang vóc dáng của sự mất mát. Bởi, đứng trước cô đơn con người biết buồn là còn may mắn, chứ đến khi đến cả nỗi buồn cũng rời bỏ mình, việc suy nghĩ phải đối diện với chơi vơi như thế nào cũng không rõ, mới là đau khổ nhất. Cảm giác nhỏ bé, lẻ loi trước cuộc đời tăng lên khi việc mở lời miêu tả về nỗi buồn trong tư cách một trái tim đơn độc trở nên cực kì khó khăn, quãng đời còn lại phải lược bỏ giai đoạn nhìn đời bằng một trái tim bình thường.
Thành ra, khi còn trở thành đối tượng nhận được chia sẻ từ đàn bà, bờ vai mạnh mẽ nào đó trong cuộc đời chính là gương mặt may mắn nhất. Bởi lúc này, ngoài trái tim yêu thương còn có sự tin tưởng, ngoài cảm giác bình yên còn cả sự an toàn. Quan trọng hơn cả, là những khoảng trống dành cho sự an nhiên trong trái tim đàn bà vẫn sẽ có cơ hội được phủ đầy để che lấp và lu mờ những mất mát, tổn thương đã đi qua, để tiếp tục sống đời thong dong và hạnh phúc.
Nguồn:PNSK