Ghê tởm ông dùng tiền h.i.ếp d.â.m ba cháu gái nhiều lần, mẹ biết chuyện nhưng làm lơ, bao che kẻ thú tính: “Ông chỉ nựng thôi”
Thay vì phẫn uất đi tìm chứng cứ h.i.ếp d.â.m cho con cháu, một gia đình ở Tiền Giang lại ém nhẹm vụ việc, bất chấp lời kể của ba bé gái rằng chúng bị ông ngoại/nội làm chuyện mất nhân tính.
Thay vì phẫn uất đi tìm chứng cứ hiế.p d.âm cho con cháu, một gia đình ở Tiền Giang lại ém nhẹm vụ việc, bất chấp lời kể của ba bé gái rằng chúng bị ông ngoại/nội làm chuyện mất nhân tính.
Các thành viên gia đình còn bóng gió mắng chửi, hăm dọa, gây áp lực cho tất cả những người nằm trong tầm nghi ngờ đã đứng đơn kiện chồng, cha của họ. Tuy nhiên, với nỗ lực của nhiều người dân cùng chính quyền địa phương và lực lượng công an, vụ việc đã và đang được điều tra.
Cho tiền các cháu để xâm hại
Ngày 18/5/2017, trả lời phỏng vấn phóng viên báo Phụ Nữ TP.HCM, thượng tá Phan Văn Khoa (Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn M., sinh năm 1961, làm vườn, ngụ xã Tân Lập 1, H. Tân Phước về hành vi hiếp dâm trẻ em, bắt tạm giam để điều tra làm rõ. Ông M. đã khai nhận hành vi hiế.p d.âm cháu gái”.
Trong ba nạn nhân, có hai là cháu ruột của ông M. (cháu nội Nguyễn Thị H., chín tuổi, cháu ngoại Nguyễn Thị N., bảy tuổi) và cháu ngoại riêng của vợ ông – cháu Thạch Thị N. (14 tuổi, tính đến thời điểm xảy ra vụ việc – khoảng tháng 7/2016) vẫn gọi ông là ông ngoại.
Sự thật được phơi bày vào một ngày em Thạch Thị N. vùng chạy ra khỏi nhà kêu cứu với chiếc áo rách toạc. Em cho biết bị ông ngoại làm chuyện đó. Khi ấy, hai bé N. và H. sống trong hai căn nhà kề bên mới thú thật từng bị ông nội/ngoại thực hiện hành vi tương tự. Ông thường dụ dỗ cho tiền để các cháu mua bánh, chơi đánh bài.
Đáng nói là, trước sự việc con mình bị xâm hại, mẹ bé Nguyễn Thị N. vẫn nhìn nhận vấn đề rất bình thường và đã “bao dung” vô điều kiện với cha mình. Từ khi ông M. bị bắt tạm giam, chị rầu rĩ vì nhớ và lo cho sức khỏe của cha.
Chị mong “các chú công an sớm trả cha về”. Mẹ chị cũng mong như thế, dù trước giờ ông bà cũng có khi lục đục, mấy lần ông say xỉn rượt, chửi bà, địa phương phải hòa giải. Cả nhà vì chuyện ông M. bị bắt mà xào xáo, bất hòa, nhất là những người con riêng của ông M. Họ cho rằng các anh em cùng cha khác mẹ nhẫn tâm nộp đơn kiện cha chung.
“Ông chỉ nựng thôi”
Với câu hỏi “nếu chứng cứ rõ ràng, chị có muốn pháp luật áp dụng hình phạt thích đáng với cha mình?”, mẹ của bé Nguyễn Thị N. nói: “Em hy vọng kết quả giám định của các cháu không sao, để cha em được về. Mà em cũng nghĩ cha nhát lắm, không dám làm những chuyện đó đâu. Ông chỉ nựng, ngắt bên ngoài thôi”. Với câu hỏi: “Vì sao khi các cháu đã đồng loạt kể chuyện bị ông xâm hại, vợ chồng chị vẫn không cảnh giác, vẫn đi làm và nhờ cha ở nhà giữ con?”, chị hồn nhiên: “Cha em nhát lắm, công an kêu tới kêu lui vậy là cha đã tởn rồi!”.
Ông Lê Văn Q. (hàng xóm ông M.) kể chuyện xảy ra đã lâu: có một cô nghèo khó đến mượn gạo nhà ông M., ông này gợi ý “hiến tình đổi gạo” nên cô sợ quá chạy về, sau đó loan tin khắp làng. Bà hàng xóm Trần Thị P. cho biết, nghe nói vợ ông M. vì lý do sức khỏe, không tiền điều trị nên không đáp ứng nổi nhu cầu tình dục của chồng nhiều năm nay, khiến ông bí bách làm càn, đặc biệt khi “mượn rượu”.
Bà P. khẳng định vợ ông M. biết rõ hành vi bệnh hoạn của chồng đã lâu, nhưng ém nhẹm, bỏ qua cho nhà cửa êm xuôi. Bà không hề nghĩ đến những hậu quả khủng khiếp sẽ xảy đến với các cháu ruột: lây nhiễm bệnh, mang thai, tổn thương tinh thần, mất cả tương lai… Bà P. rùng mình khi nhắc lại chuyện cách đây không lâu – một cháu trai của ông M. đã cởi quần chị gái khi cô bé đang ngủ say, bị người lớn phát hiện và la mắng, cậu bé tỉnh bơ nói: “Con thấy ông ngoại làm vậy”.
“Ai tố cáo sẽ giết”
Chị Phạm Thị Thương (Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tân Lập 1, H.Tân Phước, Tiền Giang): Ngay sau khi được tin các em kể chuyện bị ông nội – ngoại xâm hại, chúng tôi đã tiếp cận, can thiệp, tìm cách bảo vệ, cách ly. Đối với em 14 tuổi, chúng tôi đã thuyết phục mẹ ruột đưa em rời khỏi nhà đang sống. Đối với em bảy tuổi và chín tuổi, chúng tôi lưu ý cha mẹ, bà bảo vệ, tránh tiếp xúc với ông. Tuy nhiên, gia đình vẫn không bảo vệ các bé, nên mới xảy ra vụ việc hơn tháng sau ngày phát giác, một trong ba bé lại cho biết tiếp tục bị ông “tấn công”.
Hội Phụ nữ xã cùng chính quyền địa phương đã nhiều lần thuyết phục gia đình không bao che, động viên gia đình làm đơn tố cáo, nếu không đủ chứng cứ thì ông M. đâu bị buộc tội. Nhưng gia đình đã không làm đơn, mà còn hăm dọa “nếu biết ai đứng ra tố cáo sẽ giết”.
Gia đình còn có những phản ứng tiêu cực như la mắng, chửi bới, đòi đánh khi trẻ nói ra, khiến chúng hoang mang, sợ hãi. Dù được tuyên truyền, phân tích, họ vẫn chưa ý thức rằng ém nhẹm sự việc đồng nghĩa với bắt tay với tội ác, có thể biến con cháu mình thành nô lệ tình dục suốt đời, để lại nỗi ám ảnh kinh hoàng trong tâm hồn trẻ, thậm chí nếu khủng hoảng tinh thần, có thể đưa đến bi kịch chết người.
“Ước mơ của con là mở mắt không thấy ông ngoại nữa”
Là thành viên của nhóm từ thiện Miền Yêu Thương Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), chị Sương Lạc đã nhiều lần lui tới gia đình ông M. để xây nhà, xây hồ nước, tặng gạo định kỳ… Trong thời gian đó, chị bắt gặp nhiều lần em Thạch Thị N. nhìn chị với ánh mắt van lơn, có vẻ muốn chia sẻ điều gì. Sau đó, chị thực sự căm phẫn khi các cháu kể ông M. có hành vi ấu dâm. Khi sự việc được trình báo công an, do bà và cha mẹ các bé bênh vực, bao che cho ông M., nên chị đã dẫn các bé đi giám định pháp y và động viên các bé khai báo.
Chị đỏ mắt kể một kỷ niệm ngày dẫn các bé đi xét nghiệm pháp y và khám phụ khoa. Tranh thủ dẫn các bé đi sắm chút quần áo và ăn gà rán, chị hỏi các bé: “Ước mơ của con là gì?”, các bé ngơ ngác hỏi: “Ước mơ là cái gì cô?”… Chị nói: “Ước mơ là việc gì đó hoặc cái gì đó mà tụi con chưa có và muốn có…”. Một bé buột miệng nói: “Vậy ước mơ của con là một ngày mở mắt ra không thấy ông ngoại nữa…”. Lặng người, rồi chị gật đầu, nói khẽ: “Ừ, cô hứa với các con, một ngày không xa cô sẽ giúp các con thực hiện “ước mơ” của mình”.
Riêng bé Thạch Thị N., sau khi nghe bé khai ông M. có hành vi đồi bại, mẹ ruột của N. đã đem về Sóc Trăng sống cùng, phụ giúp mẹ việc rửa chén mướn và trông nom đàn em nhỏ. Trong thời gian đó, chị Sương Lạc vẫn thường xuyên liên lạc với em N. qua điện thoại, được bé yêu thương gọi là mẹ nuôi. Biết được em thường xuyên làm việc vất vả và bị cha dượng hành hung nên chị xót lòng, thuyết phục mẹ em cho gửi em ở một ngôi chùa ở tỉnh Bến Tre.
Ngày chị đến rước N. về chùa, N. van xin: “Mẹ ơi! con về chùa sẽ được ăn uống đầy đủ mà các em con ở nhà thiếu thốn, nheo nhóc. Mỗi bữa, cả nhà chỉ ăn hai gói mì tôm hoặc chia nhau ăn chút đồ thừa của nhà chủ do mẹ đem về. Mẹ có thể xin sư phụ cho rước luôn các em của con lên cùng không?”. Ước nguyện của N. được đáp ứng khi chị Sương Lạc thuyết phục mẹ em gửi luôn hai đứa em gái về chùa nhờ cưu mang, còn lại bé trai ở nhà với mẹ.
Hai bé nạn nhân còn lại vẫn ngày ngày tiếp xúc với ông nội/ngoại “râu xanh”, nhưng khi đến tiếp cận hai bé, chị Sương Lạc vấp phải sự ngăn cản quyết liệt của người nhà. Chị bức xúc, nói: “Tôi không tin nổi gia đình ấy lại mớm các bé rằng khi công an hoặc ai hỏi đến màng trinh thì cứ nói là do chạy nhảy bị té chứ đừng nói ông xâm hại. Các bé bất hạnh tận cùng!”.
"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."