Đây mới chính là nguyên nhân thực sự khiến Hà Nội nóng kinh hoàng, ám ảnh người dân suốt nhiều ngày qua!

Đang nóng hừng hực mà đọc xong nguyên nhân này càng toát mồ hôi ‘hột’. Thì ra đây chính là lý do khiến Hà Nội nóng kinh khủng mấy ngày gần đây…

Những ngày qua, người dân khắp miền Bắc nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng đã trải qua đợt nắng nóng đầu hè kinh khủng. Tuy nhiên, các chuyên gia thời tiết cho biết không chỉ Việt Nam mà thế giới đã phải hứng chịu rất nhiều hậu quả suốt nhiều năm qua bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Ảnh:internet

Có một sự thật là trên thế giới, những dòng sông băng đã bắt đầu tan chảy hay thậm chí là biến mất, các khu rừng bị thay thế dần bởi đồng cỏ trơ trụi và hiện tượng sã mạc hóa đang diễn ra ngày một nhiều. Thời gian gần đây, vấn đề biến đổi khí hậu và sự ấm lên toàn cầu đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia sau khi Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về vấn đề biến đổi khí hậu.

Dường như nhiều người còn quá xa lạ và thờ ơ với vấn đề này, tuy nhiên nó lại đang diễn ra từng ngày từng giờ và có ảnh hưởng đến công dân trên toàn cầu. Dù mới vào hè nhưng thời tiết tại Đông Nam Á đã nắng nóng đỉnh điểm còn Nam Á lại bị ngập lụt nghiêm trọng…

70 năm qua, Trái Đất đã thay đổi rất nhiều và nếu nhìn từ ảnh vệ tinh của NASA, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những tác động xấu của biến đổi khí hậu lên hành tinh của chúng ta.

Loạt ảnh chụp từ năm 1940 đến năm 2000 đã cho thấy tác động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu lên những dòng sông băng.

Đây là dòng sông băng Muir tại Alaska được chụp vào tháng 8/1941 và tháng 8/2004.
Còn đây là núi tuyết Matterhorn tại Thụy Sỹ năm 1960 và đến năm 2005 thì đã trơ trọi đá.

Từ những năm 1970, NASA đã công bống những bức ảnh chụp vệ tinh để ghi lại vấn nạn phá rừng tại nhiều công viên quốc gia trên thế giới.

Vườn quốc gia Elgon tại Uganda năm 1973 và năm 2005.
Có thể nhận thấy rõ nạn phá rừng tại rừng Salta, Argentina, ảnh chụp năm 1972 và năm 2009.
Một khu rừng khác tại Kenya cũng chịu chung số phận, ảnh chụp năm 1973 so với năm 2009.
Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề từ năm 1975 đến năm 2009 này là Rondonia, Brazil.
Giai đoạn 1976-2007, khu rừng Baban Rafi tại Niger và thảm cảnh chặt phá rừng nghiêm trọng.
Dòng sông băng Qori Kalis tại Peru đã tan chảy dần dần từ năm 1978 đến năm 2011.
Hình ảnh ghi lại quá trình băng tan tại Ecuador từ năm 1986 đến năm 2007.
Còn đây là những hồ nước ngày càng bị thu hẹp tại công viên quốc gia Great Sand Dunes tại Colorado giai đoạn 1987-2011.
Biển Aral ở trung tâm châu Á đã bị giảm diện tích từ năm 2000 đến năm 2014.
Từ năm 1994 đến năm 2013, hồ dự trữ nước Elephant Buttle tại New Mexico cũng ngày một suy giảm.
Các dòng sông hầu như đã biến mất tại bang Arizona và bang Utah, Mỹ từ năm 1999 đến năm 2014.
Có thể thấy rõ sự giảm diện tích rõ rệt của một hồ nước tại Argentina giai đoạn 1998-2011.

Nguồn:TTXH

"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."