Cha mất để lại toàn bộ tài sản cho vú nuôi, khi bà qua đời nói ra bí mật khiến tôi không kìm được nước mắt

Mẹ tôi qua đời được 4 năm thì bố tôi đưa một người phụ nữ về nhà, gọi là dì Tâm. Năm đó, tôi cũng đã hiểu chuyện. Từ lúc mẹ qua đời, tôi và cha không mấy hòa hợp. Giờ lại còn dẫn thêm người phụ nữ lạ về nhà, lúc đấy tôi nghĩ cha đang tìm một người mẹ kế cho tôi. Nhưng thật không ngờ, cha tôi chỉ nói một câu rất đơn giản: “Từ hôm nay dì Tâm sẽ đến làm bảo mẫu trông con.”

Cha cũng kể chuyện về thân thế đáng thương của dì Tâm. Lúc trẻ dì có một đứa con, sau đó bị người ta bắt cóc đem bán đi, chồng tức giận nên đuổi dì ra khỏi nhà. Dì đi khắp nơi, lang thang tìm đứa bé, từng phải đi ăn xin, nhặt rác để kiếm sống qua ngày. Cuối cùng, dì bị ngất ở cây cầu gần nhà tôi, cha tôi tốt bụng nhận dì làm người giúp việc. Dì Tâm là người lương thiện, luôn đối xử rất tốt với tôi và cha.

Hàng ngày dì chăm sóc tôi rất chu đáo, nhiều khi tôi còn nghĩ dì ấy là người nhà. Năm tôi học đại học, dì Tâm giấu cha tôi cho tôi hơn 3 triệu đồng, nói đó là tiền bà tích cóp được, chỉ mong tôi học thật tốt, đạt nhiều thành tích cho cha tôi nở mày nở mặt. Lại một lần nữa, dì nói với tôi rằng nếu con trai dì vẫn còn bên cạnh dì thì nó cũng lớn như tôi bây giờ. Nói đến đây, dì lại đỏ hoe nơi khóe mắt, nước mắt dì trực rơi.

Dì ấy chăm sóc tôi rất chu đáo. (Ảnh minh họa)

Năm tôi học đại học năm 3, cha tôi mắc bệnh phải nằm viện. Trước khi mất, ông đưa cho tôi một phần di chúc, nội dung bên trong đều được công chứng của pháp luật, nhưng khi đọc tôi có chút hoài nghi. Trong di chúc cha nói sau khi ông mất, tôi không được phép đuổi dì Tâm ra khỏi nhà, sau này tôi phải nuôi dưỡng dì lúc tuổi già sức yếu. Nếu tôi không làm được điều này, dì Tâm có quyền hưởng tất cả tài sản mà cha tôi để lại. Cho đến khi dì Tâm qua đời, số tiền còn lại mới được chuyển cho tôi.

Thật ra trong lòng tôi sớm đã coi dì Tâm là người nhà rồi nên khi nghe cha nói vậy tôi liền đồng ý. Sau đó, ông cũng an tâm ra đi.

2 năm sau khi tốt nghiệp đại học, tôi gặp được người con gái tôi yêu. Chúng tôi kết hôn và sống cuộc sống gia đình cùng với dì Tâm. Nhưng vợ tôi lại luôn có ý kiến về dì Tâm.

Thứ nhất dì Tâm tuổi đã cao. Thứ 2, vợ tôi muốn có thế giới riêng của tôi và cô ấy. Cô ấy bảo dì Tâm chỉ là bảo mẫu, bây giờ lại tuổi cao sức yếu. Cô ấy không muốn dì ở đây nên luôn hi vọng tôi đuổi việc dì. Tôi bèn kể với cô ấy gia thế của dì và những lời cha tôi dặn trước lúc lâm chung. Nhưng không ngờ vợ tôi chỉ lạnh lùng nói rằng đối xử với một người lạ như vậy thật buồn cười.

Nhưng không ngờ vợ tôi chỉ nói rằng, đối xử với một người lạ như vậy thật buồn cười. (Ảnh minh họa)

Một hôm tôi tan làm về nhà, nhìn thấy phòng khách bừa bộn. Đúng lúc ấy vợ tôi từ phòng ngủ đi ra, cô chạy đến ôm tôi, một tay chỉ vào dì Tâm ấm ức nói: “Chồng à, chồng nhìn bà già này đi! Cuộc sống hôn nhân của vợ chồng mình đều bị bà già này làm đảo loạn hết lên rồi! Vừa rồi em chỉ nói bà ấy một câu thôi mà bà đã mắng em rồi. Chồng à, anh phải làm chủ cho em.”

Tôi có chút giật mình liếc nhìn dì Tâm, dì cũng lén nhìn tôi. Tôi có thể nhìn ra ánh mắt như muốn nhận sai trong đôi mắt dì, dì cũng cúi đầu nhìn tôi nhận lỗi nói lần sau sẽ không như vậy nữa và hi vong tôi tha thứ cho bà. Lúc ấy tôi cảm thấy dì Tâm như mẹ tôi vậy.

Thời gian sau đó, dì Tâm càng ngày càng yếu đi. Vợ tôi cũng từ bỏ ý định đuổi dì ra khỏi nhà. Một hôm dì gọi tôi đến phòng và nói dì mắc bệnh ung thư nhưng không muốn tốn tiền đến bệnh viện. Tôi mới lấy vợ chưa đầy 2 năm nên dì không muốn tôi vì bà mà gặp khó khăn. Dì đem toàn bộ số tiền cha để lại đưa cho tôi, giá trị số tiền đó với con số trong di chúc gần như không chênh lệch gì. Dì cảm ơn cha tôi, cũng cảm ơn tôi vì không đuổi dì đi mà đã cho dì cuộc sống như một gia đình. Còn giờ đây ước nguyện duy nhất của dì là quay về cố hương. Thế nên tôi cũng muốn làm tròn tâm nguyện của dì.

Ngày đó, tôi đưa dì Tâm ra xe lửa, nhìn bóng dáng dì đi khuất, tôi thấy khóe mắt mình cay cay.

Khoảng 2 tháng sau, tôi đột nhiên nhận được điện thoại của một người nói dì Tâm không còn sống được lâu nữa.

Vợ nhất định ngăn tôi đi đến đấy, tôi không nhịn được mà tức giận với cô ấy: “Dì Tâm có ơn như núi với anh, hôm nay dì ấy sắp chết, anh không đi thăm thì anh không còn là con người.” Vợ tôi cũng tức giận nói: “Nếu hôm nay anh bước chân ra khỏi nhà, tôi và anh ly hôn.”. Sau đó tôi cũng không chịu nhẫn nên buông câu: “Đợi anh về ký đơn.” rồi đi khỏi nhà…

Khi vừa đến bệnh viện quê dì Tâm, tôi nhìn hình dáng dì bấy giờ cũng giống như cha tôi trước lúc lâm chung, đột nhiên không kiềm được nước mắt. Con người là như vậy, sống với nhau lâu sẽ nảy sinh tình cảm. Hơn nữa dì Tâm còn là người chăm sóc tôi bao nhiêu năm qua, cho nên cảm tình sẽ càng sâu đậm.

Khi vừa đến bệnh viện quê dì Tâm, tôi nhìn hình dáng dì Tâm bấy giờ cũng giống như cha tôi trước lúc lâm chung, đột nhiên không kiềm được nước mắt. (Ảnh minh họa)

Dì Tâm gọi tôi đến bên giường bệnh, nhìn tôi một lúc rồi dì cố vươn tay lên muốn sờ lên mặt tôi. Nhưng dì cố mấy lần cũng không đủ sức.

Dì cười dịu dàng rồi nhẹ nhàng nói: “Dì một chút sức lực cũng không còn”, tôi đành cầm tay dì Tâm đặt lên mặt mình. Lúc này dì Tâm đột nhiên khóc: “Dì chỉ muốn nhìn con như thế này thôi, nhưng mà đáng tiếc thời gian của dì không còn nữa. Có chuyện này dì nghĩ cha con chưa nói với con. Ông ấy trước lúc đi xa cũng muốn nói cho con biết, nhưng dì không muốn ông ấy nói. Hôm nay, dì cũng phải đi rồi, dì không muốn phải đi trong luyến tiếc. Con à! Đừng nói dì ích kỉ nhưng trong tim dì, hơn 10 năm qua, mỗi ngày nhìn thấy con, dì đều không kiềm được lòng mình, thật ra…”

Dì chưa nói xong liền bắt đầu ho, sau đó bắt đầu thở gấp. Tôi đang muốn đứng dậy đi gọi bác sĩ, dì Tâm đột nhiên dùng chút sức lực cuối cùng giữ chặt tay tôi, dì tiếp tục nói: “Thật ra con là đứa bé năm đó bị bắt đi của dì. Dì đi tìm con suốt 12 năm mới tìm được, thật ra dì sớm đã biết gia đình con, lúc đó mẹ con vẫn còn sống. Dì biết mẹ con cũng là người mẹ tốt, đối xử với con rất tốt. Sau đó dì đến thành phố mà gia đình con đang ở để kiếm sống. Lúc đó cha mẹ con cũng đi gặp dì mấy lần, cũng muốn đưa dì đi nhận con nhưng dì không nỡ để con phải lúng túng, không muốn con biết con có một người mẹ vô trách nhiệm như dì, làm mất cả con mình.” Nói xong, dì Tâm thở hắt ra. Dì đã dùng hơi thở cuối cùng để kể lai việc tôi bị bắt cóc năm đó…

Năm tôi 3 tuổi, mẹ đẻ tôi (dì Tâm) đưa tôi đi chợ, qua khúc cua thì tôi bị người ta cướp rồi ôm chạy đi biến mất. Lúc cha đẻ tôi biết được liền đuổi mẹ tôi ra khỏi nhà. Vì tìm tôi, mẹ đã phải tha hương đi ăn xin khắp mọi nơi. Sau đó, có người tốt giúp đỡ, cuối cùng cũng tìm ra tôi. Lúc đó tôi đã 10 tuổi rồi, tôi được bố mẹ nuôi mua về từ tay kẻ bắt cóc, bố mẹ nuôi đối đãi với tôi rất tốt, coi tôi như con đẻ của họ vậy.

Dì Tâm nói dì không muốn phải nuối tiếc ra đi, cũng không muốn ra đi trong ích kỷ, dì hi vọng tôi mãi mãi xem dì là bảo mẫu. Nhìn dì Tâm như vậy, tôi khóc lớn, tôi cố gắng gọi to một tiếng “mẹ”, rồi dì Tâm cũng nhắm mắt ra đi mãi mãi. Thật ra, trong tim tôi sớm đã xem dì Tâm là mẹ mình.

Đôi khi có những câu chuyện diễn ra ngày ngày xung quanh ta như một điều tất nhiên, không có gì là lạ. Nhưng chỉ đến giây phút cuối cùng ta mới phát hiện được điều bí mật ẩn giấu bao nhiêu năm vì ta mà phải chôn vùi. Cảm xúc nghẹn ngào khi ấy cũng bung ra không thể kìm nén nổi tuy chẳng thể nói được nhiều lời. Tiếng “mẹ” cuối cùng này có lẽ là tiếng gọi đầy cảm xúc nhất từ trước tới giờ của anh, tiếng gọi của lòng mình, tiếng gọi xuất phát từ trái tim trong tiếng nấc của một đứa con tìm được người mẹ thực sự.

Nguồn:ĐKN