Mẹ bầu muốn sinh con khỏe mạnh đủ 9 tháng 10 ngày BẮT BUỘC phải tuân thủ những điều này!

Em lấy chồng được 3 th.á.n.g thì phát hiện mang thai. Ban đầu do không biết nên vẫn ăn uống, đi làm, vui chơi, xí xọn một cách vô tư. Cũng chính vì không kiêng cữ gì cả nên bị động thai.

Ngày bị đau bụng ra dịch, đi siêu âm nghe bác sĩ nói: “Có một túi thai trong lòng t.ử c.u.n.g nhưng bị bóc tách 40%, kết luận: động thai, dọa sẩy” mà hai vợ chồng trẻ lo lắng đến phát sốt. Sau khi được kê cho mấy loại thuốc quan trọng dùng để uống và đặt, em được cho về nhà “treo giò” dưỡng thai.

Thế là chồng kêu em xin nghỉ làm sớm, bắt đầu chuỗi ngày kiêng khem cực khổ để giữ cho bào thai trong bụng được an toàn.

Ảnh minh họa

Mẹ ruột lẫn mẹ chồng cứ cuống cuồng cả lên, người mua đồ ăn tẩm bổ, người dặn dò không được làm cái này không được làm cái kia kẻo ảnh hưởng em bé trong bụng.

Tính em ham vui thích làm cái này làm cái kia nên ban đầu em ức chế lắm làm cho có lệ mà thôi nhưng riết rồi thành quen. Với lại thấy hết đau bụng hẳn, người khỏe ra, tỉ lệ bóc tách sau mỗi lần siêu âm giảm dần nên em ngoan ngoãn vâng lời mọi chỉ định của bác sĩ và hai mẹ.

Rồi mọi sự cố gắng cũng được đền đáp, trộm vía con em sinh ra khỏe mạnh đủ 9 th.á.n.g 10 ngày luôn. Họ hàng nội ngoại ai cũng vui mừng khôn xiết. Nhớ lại cảm giác đó giống như một kì tích, cuộc đời em chắc không bao giờ quên được.

À, lúc hết thời gian ở cữ, em đi làm lại mới kể chuyện động thai này nọ cho mọi người ở công ty cùng nghe. Ai cũng hỏi sao tỉ lệ bóc tách cao những 40% mà vẫn may mắn vượt qua nguy hiểm, sinh con khỏe mạnh, bình thường giỏi vậy. Có chị còn sụt sùi bảo hồi xưa chị ấy bị bóc tách có mười mấy phần trăm thôi mà rốt cuộc cũng không giữ được con lại bên mình.

Em thấy thương lắm những hoàn cảnh như vậy nên nói: “Sỡ dĩ em may mắn như vậy là vì có chế độ kiêng khem kĩ lưỡng trong 3 th.á.n.g đầu (kể từ khi đi siêu âm biết mình bị động thai), những việc này theo em nghĩ thì không chỉ các mẹ bị động thai, thai yếu thôi đâu mà tất cả các mẹ bầu nói chung đều cần phải tuân thủ nếu muốn con mình sinh ra đủ ngày đủ th.á.n.g, đạt cân nặng chuẩn, thông minh, lanh lợi”.

Mấy mẹ mới xúm vào bảo em nói nhanh nhanh các việc cần làm đó đi để các mẹ học hỏi và còn đi bày cho các mẹ khác nữa.

Cụ thể những điều em đã tuân thủ nghiêm ngặt suốt mấy th.á.n.g dưỡng thai đó là:

– Không leo cầu thang: Các mẹ hạn chế leo cầu thang vì rất dễ bị động thai, sẩy thai đó. Em lúc trước cũng leo lên leo xuống hoài nên mới bị như vậy.

– Không xoa bụng thường xuyên: Việc mẹ hoặc bố xoa bụng thể hiện tình cảm yêu thương với con hoặc massage, kỳ cọ vùng bụng cũng là điều nên hạn chế đến mức tối thiểu ở giai đoạn báo động này. Vì bất cứ tác động nào bên ngoài lúc này cũng dễ khiến dạ con bị k.í.c.h t.h.í.c.h, co bóp gây sẩy thai cực nguy hiểm.

– Không bưng bê, mang vác đồ nặng: Nếu phải mang vác, làm những việc nặng nhọc thì mẹ nên nhờ bố hoặc người thân làm giúp nha. Đừng ham công tiếc việc dễ khiến mẹ mất luôn con đấy.

– Nằm ngủ ở tư thế dùng gối kê cao chân: Hồi động thai, mình nhớ bác sĩ bảo về nhà mỗi khi nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi thì dùng gối chèn dưới chân rồi thả lỏng, hãy để cơ thể không bị kéo căng như thế mới không ảnh hưởng bào thai.

(Ảnh minh họa)

– Sử dụng thuốc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ: Nhiều mẹ bị động thai sợ thuốc tây ảnh hưởng đến thai nhi nên không dám đụng đến là sai lầm nha. Vì thực ra các loại thuốc đó được bào chế dùng cho thai phụ với liều lượng và thành phần hợp lý. Mẹ cứ an tâm đặt và uống để lớp niêm mạc mềm xốp, thai nhi bám vào thành chắc hơn, làm giảm tỉ lệ bóc tách nhau thai xuống.

– Không ăn các món cấm kỵ đối với bà bầu: Rau ngót, mướp đắng, dứa, đu đủ xanh, nha đam… đều là những món có chứa chất k.í.c.h t.h.í.c.h, co bóp dạ con gây sẩy thai. Mẹ bầu (nhất là những mẹ thai yếu) không nên ăn.

– Tuyệt đối không tự ý ăn uống các loại đồ chữa động thai mọi người truyền miệng: Những món ăn mọi người hay rỉ tai nhau rằng có tác dụng chữa động thai cực kỳ hiệu nghiệm như củ gai, ngải cứu trứng gà… tuy trong trường hợp nào đó cũng có phát huy tác dụng nhưng mẹ đừng vì nôn nóng mà ăn bừa, bởi nếu cơ địa không hợp sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm lắm đó.

(Ảnh minh họa)

– Kiêng chuyện c.h.ă.n g.ố.i vợ chồng: Mẹ bầu thường vẫn có thể có chuyện c.h.ă.n g.ố.i bình thường nhưng điều độ và nhẹ nhàng hơn so với trước đây. Tuy nhiên, với những mẹ thai yếu, động thai thì nên kiêng hẳn một thời gian cho yên tâm. Em hồi biết bị động thai là hai vợ chồng thống nhất “nhịn” luôn cho đến khi sinh xong đó ạ. Mình tiết chế một tí mà con được bình an thì đâu có thiệt gì phải không nè!

– Tạm thời không đi chơi xa: Nếu mẹ là người đam mê du lịch, thích đi đây đi đó thì em nghĩ mẹ nên chịu khó dừng sở thích này lại một thời gian. Thực tế thì khi di chuyển một quãng đường khá xa, cơ thể mẹ phải chịu nhiều tác động chẳng hạn: xóc do xe chạy, áp suất của máy bay, khói bụi, ăn uống không đảm bảo, khí hậu thay đổi, mệt mỏi cơ thể… rất có hại cho thai nhi đang yếu trong bụng.

– Ngủ sớm, thức dậy sớm: Điều này nghe có vẻ đơn giản và chẳng mấy liên quan trong việc chữa động thai nhưng nó lại mang về ích lợi to lớn. Mẹ ngủ sớm và dậy sớm giúp cơ thể sảng khoái, tuần hoàn máu tốt, làm giảm tình trạng nghén ngẩm, mệt mỏi, nhờ vậy mà cơ thể khỏe khoắn, con trong bụng cũng khỏe theo.

– Hạn chế các tư thế cúi gập người, ngồi xổm, giữ một tư thế quá lâu: Những tư thế này không được khuyến khích đối với bà bầu vì dễ gây chèn ép dạ con, cản trở tuần hoàn máu ảnh hưởng cực kỳ xấu đến thai nhi trong bụng.

– Không kiêng đi bộ: Mẹ bị động thai đừng sợ vận động làm hại con mà suốt ngày dính chặt chiếc giường. Hãy ngồi dậy và đi bộ nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành để máu lưu thông tốt hơn và cơ thể sảng khoái. Như vậy mới chóng lấy lại cân bằng được.

– Không tắm nước lạnh: Tắm nước lạnh dễ khiến xúc giác của mẹ bị tác động bất ngờ, rùng mình, sởn gai ốc (nhất là khi cơ địa đang không ổn), nhiễm các bệnh cảm cúm. Ngoài ra vùng bụng của mẹ cũng bị lạnh, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến dạ con. Mẹ nên pha nước ấm vừa phải để tắm. Trong suốt thai kỳ em cũng đều tắm nước ấm, thậm chí nếu trời nóng em vẫn tắm nước hơi âm ấm một tí. Nhờ vậy mà luôn cảm thấy dễ chịu, ít bệnh vặt lắm.

(Ảnh minh họa)

– Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin tổng hợp: Mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý để cơ thể khỏe mạnh. Nhờ đó thai nhi có chỗ dựa để phát triển tốt. Đây là một trong những yếu tố then chốt mẹ cần phải lưu tâm.

– Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng: Hãy đọc sách, nghe nhạc, tưởng tượng về những điều tốt đẹp sắp đến chứ đừng lo lắng, rầu rĩ mẹ nha. Tâm trạng không vui không những chẳng thể cải thiện được điều gì cho con mà còn khiến nó trở nên tồi tệ hơn.

Nếu mẹ làm được những điều trên thì em tin chắc con yêu sẽ mạnh mẽ bám trụ trong lòng mẹ đủ 9 th.á.n.g 10 ngày, ra đời khỏe mạnh, xinh xắn lắm đó!

Theo WTT