Ai mà mắc những bệnh này tuyệt đối không nên cạo gió hay giác hơi kẻo bị bại liệt hoặc tử vong
Từ ngày xưa mỗi lần bị đau đầu hay bị cảm thông thường, đều nhờ người thân cạo gió hoặc giác hơi để chữa bệnh nhưng cũng có rất nhiều trường hợp cứ tưởng là cảm mạo thông thường, người nhà đè bệnh nhân ra cạo gió, chỉ vài phút sau bệnh nhân có dấu hiệu co giật, líu lưỡi tè ra quần đó là do bị đứt mạch máu dẫn đến xuất huyết não và tử vong.
Trên thực tế, đối với những người bị đau nhức mỏi thông thường, cạo gió chỉ là giải pháp giảm đau tức thời. Sau đó lại tái phát. Mỗi lần đau theo thói quen cứ cạo gió, riết thành nghiện.
Tuy nhiên, chúng ta không nên áp dụng phương pháp này để chữa bệnh, đặc biệt một số đối tượng nếu cạo gió rất dễ bị liệt, méo miệng, thậm chí tử vong.
Sau đây là những người tuyệt đối không được cạo gió:
Người bị cảm phong nhiệt
Thông thường, người ta chỉ tiến hành cạo gió, đánh cảm cho những người bị cảm phong hàn, hàn tà đang nằm ở phần biểu. Những trường hợp bị cảm phong nhiệt thì tuyệt đối không cạo gió, đánh cảm mà phải điều trị bằng thuốc.
Cảm phong nhiệt tức là nhiệt đã đi vào máu. Cơ thể vốn đã nóng lại cạo gió nên càng làm cơ thể nóng hơn. Người bị cảm phong nhiệt ra mồ hôi cũng không thể đánh gió… Người bị sốt phong nhiệt cạo gió rất dễ dẫn đến những biến chứng như méo mồm, xuất huyết não, liệt nửa người, đột quỵ do huyết áp tăng, tử vong.
Có rất nhiều dấu hiệu rõ ràng để bạn có thể phân biệt cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Người bị cảm phong hàn thông thường sẽ có các triệu chứng như đau đầu, chảy nước mũi trong, ớn lạnh. Trong khi đó, những người bị cảm phong nhiệt lại thường có biểu hiện như đau họng, miệng khô, khát nước, sốt nóng, ra mồ hôi, đau lưng, sợ gió, ho có đờm…
Người mắc bệnh Hemophylie (bệnh máu không đông)
Do cạo gió làm vỡ các mao mạch dưới da nên rất nguy hiểm đối với những người bị mắc bệnh Hemophylie (bệnh máu không đông).
Người bị sốt không rõ nguyên nhân
Không được cạo gió cho những người đang bị sốt mà chưa xác định chính xác được nguyên nhân. Việc này có thể làm tình trạng xuất huyết trở nên trầm trọng hơn, đồng thời khiến bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió để điều trị.
Trẻ em
Các bậc phụ huynh không nên áp dụng bất kì hình thức cạo gió nào với trẻ em. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ bị hỏng, khí huyết của bé cũng rất yếu nên sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió.
Ngoài ra, cạo gió còn gây đau đớn và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu em bé đó bị rối loạn đông máu hoặc bị sốt xuất huyết.
Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ bị hỏng
Người bị bệnh tim
Người đang mắc bệnh tim mạch hay có tiền sử bệnh tim mạch tuyệt đối không được cạo gió. Nguyên nhân là vì những động tác mạnh khi cạo gió có thể gây kích ứng và làm bùng phát trở lại các cơn đau tim nguy hiểm.
Người bị bệnh cao huyết áp
Cạo gió, đánh cảm không được áp dụng cho bệnh nhân bị tăng huyết áp vì nó có thể gây giãn mạch và làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não. Hậu quả là làm người bệnh bị méo miệng, mắt không khép.
Người bị bệnh cao huyết áp cần nằm im nghỉ ngơi, không để bệnh nhân nói nhiều. Sau đó cho uống thuốc hạ huyết áp. Tránh hoàn toàn việc cạo gió, đánh gió.
Phụ nữ có thai
Theo các nhà chuyên môn, tuyệt đối không cạo gió cho phụ nữ mang thai, vì những động tác này gây kích ứng quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Người có vết thương ngoài da hoặc mắc bệnh da liễu
Đối với những người có cơ địa da mẫn cảm thì không nên đánh gió, vì khi chà xát sẽ gây dị ứng. Những người có vết thương ngoài da hoặc bị bệnh da liễu cũng lưu ý không nên dùng phương pháp đánh gió vì dễ bị nhiễm trùng hoặc lây lan từ chỗ này sang chỗ khác.
Người bị đau vai gáy
Theo các chuyên gia, chứng đau vai, gáy có nguyên nhân chủ yếu là do gối quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu và cơ bị chèn ép. Nếu bị nhồi máu cơ tim cấp, huyết áp cao, tai biến mạch máu não… có thể sẽ dẫn đến liệt nửa người, đột quỵ, thậm chí tử vong. Cạo gió gây xuất huyết dưới da nên có thể gây tụ máu chèn ép thêm hay tạo ra phản xạ co thắt cơ, làm cơn đau nhức nặng hơn.
(Theo WTT)