10 cách sơ cứu người ta hay làm sai dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
Việc hiểu biết về những phương pháp cấp cứu cơ bản rất quan trọng trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên hầu hết chúng ta đều làm sai hoặc lúng túng, không biết phải làm như thế nào.
1. Rửa vết thương bằng oxy già, i-ốt hoặc cồn có thể gây nguy hiểm
Tại sao sai? Oxy già phá hủy các tế bào mô liên kết, khiến vết thương khó lành. I-ốt và cồn đốt cháy các tế bào khỏe mạnh, khiến cơn đau nặng nề hơn, dễ gây sốc và phổng.
Chỉnh lại cho đúng: Rửa vết thương bằng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội, sau đó thoa thuốc mỡ có tính kháng sinh. Không nên băng kín vết thương trừ khi điều đó là bắt buộc, bởi vì việc băng kín khiến vết thương ẩm ướt và khó lành.
2. Phương pháp ấn tim có thể làm vỡ xương sườn và tổn thương phổi
Tại sao sai? Phương pháp ấn tim dễ dàng làm vỡ xương sườn, gây tổn thương nghiêm trọng đến phổi và tim.
Chỉnh lại cho đúng: Bạn chỉ nên ấn tim khi chắc chắn rằng bệnh nhân đã không còn mạch đập, không thở và bác sĩ không thể tới kịp. Trong khi một người gọi cấp cứu, người khác thực hiện ấn tim với tần suất 100 nhịp mỗi phút. Phương pháp hà hơi thổi ngạt chỉ áp dụng khi tim còn đập. Một lựa chọn khác là bạn có thể ấn 30 lần và thổi ngạt 2 lần, rồi lặp lại.
3. Paracetamol có thể gây các bệnh về gan
Tại sao sai? Paracetamol, hay acetaminophen, giúp giảm đau và viêm. Đây là một loại thuốc được sử dụng đại trà, nhưng việc dùng quá liều có thể gây bệnh gan và thận.
Chỉnh lại cho đúng: Hãy kiểm soát liều lượng hợp lí. Lượng tối đa đối với người lớn là 1g mỗi lần và 4g mỗi ngày. Acetaminophen là thành phần có mặt trong rất nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc trị cảm cúm. Do đó sự kết hợp vô ý giữa các loại thuốc có thể dẫn đến quá liều.
4. Đừng ngửa đầu ra sau hay nằm ngửa khi bị chảy máu cam
Tại sao sai? Nếu bạn làm như trên, huyết áp trong đầu sẽ gia tăng. Máu có thể chảy vào phổi gây nôn mửa, kèm theo những nguy hiểm khác.
Chỉnh lại cho đúng: Giữ đầu thẳng để giảm huyết áp, bạn có thể chườm 1 viên đá lạnh, rồi chặn 1 lỗ mũi trong 15 phút. Làm tương tự với lỗ mũi bên kia đồng thời thở bằng miệng. Nếu mũi chưa ngừng chảy máu (do bị chấn thương) thì hãy gọi cấp cứu.
5. Đừng kéo người bị tai nạn ra khỏi xe hay thay đổi tư thế của họ sang thoải mái hơn
Tại sao sai? Hầu hết các nạn nhân giao thông đều tử vong do chấn thương cổ và cột sống. Một chuyển động nhỏ nhất nhằm giúp đỡ nạn nhân cũng có thể khiến họ tử vong hay bị liệt.
Chỉnh lại cho đúng: Nếu nạn nhân bị thương ở đầu, cổ hay cột sống (chẳng hạn họ không còn cảm giác ở chi nhưng không thấy máu chảy), hãy gọi cấp cứu và theo dõi nhịp thở của nạn nhân cho đến khi bác sĩ tới.
6. Khi bị ngộ độc thì không nên uống thuốc gây nôn mửa
Tại sao sai? Những thuốc này có thể làm bỏng rát thực quản và khiến cơn nôn chạy ngược vô phổi.
Chỉnh lại cho đúng: Nếu nghi ngờ bị ngộ độc, hãy gọi cấp cứu ngay, mô tả triệu chứng và nguyên nhân khả dĩ có thể gây ngộ độc. Đừng tự chữa bệnh, bởi vì việc ngộ độc thuốc quá liều hay ngộ độc rượu cũng nguy hiểm không kém việc hớp nhầm một ngụm xăng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể tử vong trong 1 giờ.
7. Dùng dây buột vết thương để cầm máu có thể dẫn đến hoại tử
Tại sao sai? Buột dây không đúng có thể làm tăng áp lực lên chi. Nó không khiến vết thương ngưng chảy máu mà làm máu không thể tuần hoàn đến chi, gây hoại tử dẫn đến phải cắt bỏ chi.
Chỉnh lại cho đúng: Dùng băng gạc lớn hoặc một tấm vải sạch để quấn chặt vết thương, vậy là đủ để chờ cấp cứu tới. Chỉ khi nào việc chảy máu trầm trọng đến độ xác suất tử vong cao hơn việc mất chi, thì bạn mới nên dùng dây buộc chặt.
8. Đừng cho thìa vào miệng hay kéo lưỡi một người bị động kinh
Tại sao sai? Bệnh nhân có thể nuốt hoặc bị sặc khi đặt vật thể lạ vào miệng để ngăn bệnh nhân cắn lưỡi.
Chỉnh lại cho đúng: Bệnh nhân có thể bắt đầu run lắc không kiểm soát và trở nên tím tái, nhưng động kinh có tính chất tự giới hạn, và cơ thể không thể tự làm tổn thương chính nó. Hãy gọi cấp cứu, đảm bảo người bệnh an toàn khỏi những tổn thương bên ngoài và thở thoải mái. Bệnh nhân không thể tự nuốt lưỡi của mình, việc họ cắn lưỡi cũng không gây nguy hiểm. Khi cơn động kinh qua đi, hãy đặt bệnh nhân nằm nghiêng.
9. Nếu bạn bị rắn hay côn trùng có độc cắn, đừng hút độc
Tại sao sai? Độc tố hòa lẫn với nước bọt và biến nó trở thành mục tiêu mới của niêm mạc miệng. Do đó việc hút độc sẽ làm tăng độc tố và dẫn đến phù phổi và rối loạn tim mạch.
Chỉnh lại cho đúng: Nếu bạn bị cắn ở tay chân, hãy nằm xuống và thả chân/tay xuống thấp hơn vị trí của tim. Gọi cấp cứu, giải thích lí do bị cắn và uống nhiều nước.
10. Đừng đưa người bệnh hoặc người bị thương đến bệnh viện gần nhất
Hãy gọi cấp cứu, mô tả tình trạng bệnh nhân và nghe hướng dẫn để đưa bệnh nhân đến bệnh viện phù hợp nhất. Bởi vì không phải bệnh viện nào cũng có thiết bị y khoa và chuyên gia cần thiết để chữa trị cho bệnh nhân. Việc tự vận chuyển bệnh nhân cũng có thể nguy hiểm.
Theo Bestie