Có một người chồng như thế: Ở rể, không sinh con, dành hết thời gian nuôi mẹ vợ và 3 đứa cháu tật nguyền của vợ

Chẳng phải chỉ người phụ nữ mới hi sinh, mới dành hết thời gian và trái tim để thương yêu gia đình vô điều kiện. Dưới đây là câu chuyện về người chồng vĩ đại, anh hết mực vì gia đình…

Người đàn ông ấy là Nguyễn Văn Nhân (SN 1983, quê Quảng Ngãi). Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, lại là con một nên gánh nặng mưu sinh đè nặng lên vai anh từ nhỏ. Năm 2002, anh lên Sài Gòn tìm việc với hi vọng cải thiện được cuộc sống. Thế nhưng cái nghèo khó cứ vẫn đeo đuổi mãi chẳng biết bao giờ buông, thế nhưng trên môi anh chưa bao giờ thiếu một nụ cười lạc quan trong cuộc sống
Người đàn ông ấy là Nguyễn Văn Nhân (SN 1983, quê Quảng Ngãi). Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, lại là con một nên gánh nặng mưu sinh đè nặng lên vai anh từ nhỏ. Năm 2002, anh lên Sài Gòn tìm việc với hi vọng cải thiện được cuộc sống. Thế nhưng cái nghèo khó cứ vẫn đeo đuổi mãi chẳng biết bao giờ buông, thế nhưng trên môi anh chưa bao giờ thiếu một nụ cười lạc quan trong cuộc sống
“Thấy em nằm đất, anh thương”. Câu ca dao ấy có từ bao lâu không ai biết và nó lại trùng với hoàn cảnh của hai vợ chồng Nhân-Hạnh. Chị hơn anh mười mấy tuổi, lại có vết thương cũ do tai nạn giao thông cứ trở trời là đau nhức. Cái ngày về ra mắt nhà vợ, anh Nhân lại càng ngỡ ngàng khi biết ngoài việc tối mặt tối mũi lo chuyện cơm áo gạo tiền, chị Hạnh còn gánh luôn trách nhiệm chăm sóc cho ba đứa cháu ruột tật nguyền.
Thấy gia đình vợ khó khăn, anh lại càng thương vì bản thân anh cũng đã ở trong một gia đình nghèo khó nên cả hai tìm thấy ở nhau sự đồng cảm. Trong ảnh là cháu Đinh Long Hồ (SN 1988), sinh ra trong di chứng chất độc màu da cam.
Đinh Chí Thoại (SN 2000) bị tật bẩm sinh chân trái, đi lại rất khó khăn. Thế nhưng Thoại học rất giỏi, năm nào cũng được danh hiệu của trường.
Và em Đinh Khánh Duy (SN 2001) thì luôn suy nghĩ ngây ngô như một đứa bé ba tuổi.a
Mặc lời khuyên can của nhiều người, sự e ngại, tự ti của chính chị Hạnh, bằng tình cảm chân thành, anh đã thay đổi suy nghĩ của tất cả mọi người. Năm 2012, họ chính thức thành đôi sau 6 năm vượt bao phong ba sóng gió. Mẹ ruột anh cũng buồn khi mong con mình lấy được người vợ mạnh khỏe, ổn định, thế nhưng với tình yêu thương chân thành, anh đã thuyết phục được mẹ thấy rằng, cả hai đang rất hạnh phúc.
Về ở rể, anh Nhân cùng vợ thay phiên nhau vừa đi làm, vừa chăm sóc cho ba đứa cháu. Nhưng cháu lớn Đinh Long Hồ càng khó tính trong khi bà nội thì sức yếu, hai đứa còn lại cần người túc trực đưa rước đi học thường xuyên. Còn vợ thì mỗi khi trái gió trở trời lại ôm đầu đau đớn. Vậy là anh Nhân quyết định nghỉ hẳn việc trên công ty, dành mọi thời gian ở nhà chăm sóc cho ba đứa cháu vợ. Hàng ngày anh tranh thủ thời gian đi làm than cho hàng xóm. Mỗi ngày làm tầm 200 viên than với thu nhập một vài triệu/tháng. Tuy ít ỏi nhưng chẳng có cách nào hơn.
Nhiều người họ hàng hay làng xóm có người thì ca ngợi, người thì mỉa mai. Thế nhưng anh Nhân chỉ nói: “Việc mình mình biết, có gì to tát đâu, vợ mình mình thương, cháu vợ thì là cháu mình, là ruột thịt, mình làm thay vợ, có gì phải nghĩ”.
Vất vả là thế, nhưng trên môi anh không bao giờ thiếu nụ cười. Hàng xóm láng giềng đặt cho anh biệt hiệu: “Soái cả của xóm Bầu Tre”.
Ngày nào cũng thế, anh Nhân bắt đầu làm những công việc quen thuộc: ngày hai cữ chở Chí Thoại và Khánh Duy đi học, rồi trở về nhà túc trực bên chiếc xe lăn của đứa cháu lớn nhất.
Những lần đầu khi tiếp xúc chăm sóc cháu Hồ, có lúc cậu bé đi vệ sinh phóng uế lung tung, la hét ầm ĩ, anh Nhân cũng ngại ngần.
Dần dà, anh không còn e ngại, lại xem chuyện tắm rửa, lo ăn uống, vệ sinh cho cháu như một niềm vui.
Thoại có ít bạn, với Thoại, chú Nhân là một người bạn vĩ đại và người đồng hành thân thiết. Thoại chia sẻ: “Con chưa từng thấy một ai như chú Nhân trên đời, chưa một ai tốt như thế với cháu của vợ mình, dù ba mẹ con vẫn khỏe mạnh và sống gần nhà nhưng chẳng bao giờ quan tâm con được như cô chú”.
Nào là chăm đàn gà, bổ củi, bê vác, sửa nhà, anh Nhân một tay làm hết.
Ngày lấy chị, hai người hứa với nhau không sinh con vì gia cảnh sẽ không có sức để nuôi con khôn lớn. Thế nhưng mỗi lần mẹ anh gọi điện, trong giọng bà lúc nào cũng có một khao khát con trai sinh một đứa cháu cho bà trước khi chết, anh lại quặn lòng. Cuộc sống mệt mỏi và nhiều gánh nặng, anh tìm đến đạo Phật để thanh thản và cân bằng lại tinh thần.
Anh chia sẻ: “Phật dạy tôi chữ tâm. Dạy chân, thiện, mĩ. Thế nên tôi lúc nào cũng thấy mọi thứ thanh thản, nhẹ nhàng. Cái cáu cái mệt dễ qua đi. Có lần vợ cáu mà tôi cứ thấy buồn cười, thế là chẳng bao giờ cãi nhau với ai”.
Buổi tối bình yên trong căn nhà tình thương của hai vợ chồng. Điều anh lo lắng nhất không phải vất vả, mà là tương lai của các cháu, đứa thì đi học không có tiền, người ốm không có gì để mua thuốc.
Bà Gái mẹ vợ anh nhân tâm sự: “Tôi phải tu ba đời mới có được thằng rể như nó. Thấy hai vợ chồng nó chẳng có đứa trẻ tôi cũng buồn lắm, nhưng đâu dám khuyên can gì, bởi tình cảnh hiện tại quá thiếu thốn rồi. Thôi thì tuỳ con Hạnh, thằng Nhân quyết định”.

Nguồn:Trithuctre