Chồng thành đạt ở Mỹ nhưng vẫn để vợ nghèo khổ để thử lòng, đến lúc trở về thì chứng kiến cảnh tượng dã man này…

Tôi hậm hực mở cửa ra và chết điếng khi chứng kiến cảnh tượng dã man này, thực lòng tôi chẳng muốn tin vào những gì mình đang nhìn thấy trước mắt.

Tấm di ảnh với nụ cười hiền hậu của vợ trên bàn thờ Bát hương trên bàn thờ nguội ngắt, nhà thì ẩm mốc như kiểu đã vắng bóng người từ lâu. Tôi rụng rời tay chân, chạy ào sang nhà hàng xóm, nước mắt lưng tròng, tôi hỏi:

Ngày tôi đi sang Mỹ, vợ tôi cứ khóc rấm rứt. Cô ấy bảo rằng muốn tôi ở nhà, có gì vợ chồng rau cháo nuôi nhau nhưng hạnh phúc vẫn hơn là phải chịu cảnh xa cách nghìn trùng như thế này, nhưng tôi nhất quyết đi. Chả mấy khi có cơ hội tốt như thế này, tôi sẽ vừa làm vừa học, chỉ cần mấy năm nữa thôi là tôi sẽ khác, bây giờ tôi còn trẻ, phải phấn đấu, dù tôi thấy cũng buồn khi phải xa người vợ trẻ đẹp của mình lúc con xuân sắc.

Ảnh minh họa

Sang Mỹ, tôi vừa học nghiên cứu sinh vừa trốn ra ngoài làm thêm. Nói chung cuộc sống bên nước người cũng khổ cực nhưng tốt hơn so với khi tôi ở nhà. Thấm thoắt cũng xong chuyện học hành, tôi được một công ty lớn của Mỹ mời ở lại làm việc. Tôi vui đến mức phát điên nhưng không nói với vợ. Những lần điện thoại về cho cô ấy, tôi đều nói rằng cuộc sống bên này khổ cực và tôi phải chiến đấu từng ngày, tôi muốn thử thách lòng kiên nhẫn và sự chịu đựng của cô ấy vì thực ra vợ tôi rất xinh đẹp. Ngay từ lúc tôi còn ở nhà, dù biết cô ấy đã có chồng nhưng nhiều thằng đàn ông vẫn cứ cố tình ve vãn cô ấy. Tôi nghĩ rằng khoảng cách và sự nghèo khổ của tôi sẽ chứng minh được phần nào sự chung thủy của vợ. Nếu cô ấy ở lại với tôi thì chứng tỏ cô ấy yêu tôi thật lòng.

Từ ngày được nhận vào công ty, lương của tôi rất cao và tôi cũng nhanh chóng thăng tiến, nhưng trong những lá thư gửi về cho vợ, tôi kể cảnh sống nghèo khổ của mình. Tôi kể rằng tuần nào mình cũng phải ăn mỳ tôm, có khi hết sạch tiền, giờ vẫn chưa tìm được việc làm mà cũng chẳng còn tiền để mua vé về nước. Vợ tôi lo lắm, cô ấy bảo rằng sẽ tìm cách giúp tôi vì cô ấy chỉ muốn tôi về đoàn tụ cùng gia đình chứ không muốn tha phương cầu thực ở nước ngoài. Tôi biết cô ấy nói thế thôi chứ ở nhà lương cô ấy ba cọc ba đồng, làm gì có tiền mà giúp tôi. Kể từ ngày tôi sang nước ngoài, dù thành đạt nhưng tôi không gửi tiền về cho vợ chỉ để thử lòng cô ấy.

Ảnh minh họa

Bẵng đi một thời gian, tôi gọi điện về nhà chẳng thấy cô ấy nghe máy, gửi email cũng không thấy cô ấy trả lời, gửi thư tay cũng chẳng hồi âm. Tôi bắt đầu nghi ngờ sự chung thủy của cô ấy. Chắc chắn sau khi nghe chuyện tôi nghèo khổ ở nước ngoài, cô ấy đã bỏ nhà theo thằng nào rồi. Bố mẹ tôi đều đã mất nên cô ấy ở nhà một mình, tha hồ mà tung hoành các thứ. Ý nghĩ đó khiến tôi điên đầu. Gần cả chục năm trời chờ đợi rồi có lẽ cô ấy không thấy tôi có tương lai nên đi theo người khác chăng?

Tôi được nghỉ phép và quyết định sẽ về thăm vợ đợt đó. Từ sân bay, tôi về thẳng nhà thì thấy nhà đóng im ỉm, rêu cỏ mọc đầy ngoài vườn. Thấy căn nhà u ám, tôi biết ngay là vợ mình đã bỏ theo thằng đàn ông khác. Tôi hậm hực mở cửa ra và chết điếng khi thấy giữa nhà là tấm di ảnh với nụ cười hiền hậu của vợ trên bàn thờ. Bát hương trên bàn thờ nguội ngắt, nhà thì ẩm mốc như kiểu đã vắng bóng người từ lâu.

Tôi rụng rời tay chân, chạy ào sang nhà hàng xóm, nước mắt lưng tròng, tôi hỏi:

– Chị Thúy ơi, vợ em sao lại nằm trên kia hả chị?

– Ôi chú Toàn về rồi đấy à? Sao chú về muộn thế? Tôi chả có số chú mà gọi. Cô Vân mất được 3 tháng rồi. Cô ấy sống cực quá chú à, bị mất việc, đi làm thuê làm mướn cả ngày cả đêm, nói là dồn tiền cho chú mua vé máy bay về nước. Đợt đó cô ấy đi làm về cả đêm, bị mấy thằng say rượu tông chết.

Ảnh minh họa

Nghe xong, tôi như rụng rời, tôi gào thét gọi vợ trong vô vọng. Ngàn lời xin lỗi vào lúc này là vô nghĩa nhưng tôi vẫn được nói ra, nói ra trong sự ích kỷ, nhẫn tâm của mình. Là do tôi quá mải miết với công việc chẳng để ý đến vợ và gia đình… Là tôi vô tâm…

– Trời ơi! Thật hả chị? Thế ai làm đám ma cho vợ em hả chị?

– Hàng xóm quyên tiền lại mua cho cô ấy chiếc quan tài rẻ thôi. Tại cũng không có tiền. Khổ thân cô ấy, có nhiều người tới hỏi cô ấy làm vợ, cũng giàu có lắm mà cô ấy từ chối hết, cứ bảo để đợi chồng về.

Tôi điếng người. Lúc đó một nỗi hối hận tột cùng dâng lên. Từ lúc tôi sang Mỹ, dù thành đạt, lương tháng mấy ngàn đô nhưng vì ích kỷ, vì muốn thử lòng vợ nên tôi không gửi về cho cô ấy đồng nào dù biết rằng, qua mấy lần nói chuyện điện thoại vợ tôi cũng kêu nghèo khổ. Tôi khóc như mưa, nhìn tấm di ảnh của vợ mà không biết nói gì, bởi giờ đây muốn nói gì với cô ấy cũng đã muộn. Giá như tôi đừng ích kỷ, đừng thử lòng vợ thì bây giờ mọi chuyện đã khác rồi.