Bé 4 tuổi não chỉ bằng trẻ 2 tuổi vì chơi điện thoại quá nhiều, bố mẹ có đau lòng không?

Một ông bố chua xót khi kể chính câu chuyện của con trai mình và chiếc điện thoại thông minh. Con trai của anh bắt đầu làm quen với chiếc điện thoại di động từ năm 4 tuổi.

Và đến nay, trí lực của bé sau khi qua bài kiểm tra đơn giản chỉ bằng với một đứa bé lên 2. Khi biết được tin sốc này thì “mọi chuyện đã thành cơm” và bố chỉ còn biết ôm hận khi đã cho con cầm điện thoại thông minh quá sớm.

Hiện tại, ông bố này đang dành thời gian để đưa con trở lại với thế giới thật bằng cách cai nghiện cho bé. Biết không thể một lúc có thể cấm con ngay nên mỗi ngày, ông bố này đã phải đặt ra quy tắc rất nghiêm ngặt, chỉ cho bé dùng điện thoại 3 lần/ ngày và mỗi lần không quá 15 phút. Thời gian còn lại, ông bố trẻ này muốn con tập các kỹ năng phát triển cơ bản.

Hiện tại, ở Nhật Bản, các bác sĩ cũng đã bắt đầu một chiến dịch cảnh báo phụ huynh về các tính năng của điện thoại di động đối với trẻ nhỏ ở nhiều khía cạnh khác nhau. Chưa bao giờ mức cảnh báo về tác hại của điện thoại thông minh lại đặt cao như lúc này vì qua các cuộc khảo sát và thực tế đều cho thấy những tác hại khôn lường đáng báo động. Họ dùng câu biểu ngữ “Chúng ta sẽ mất con khi cho con cái dùng điện thoại thông minh” để gởi đi thông điệp mạnh mẽ nhất đến các bố mẹ.

Đây không phải là một tin mới vì từ trước đến nay đã có rất nhiều chuyên gia đề cập đến chuyện này. Ngay chính CEO huyền thoại thế giới với dòng điện thoại thông minh – Steve Jobs cũng không bao giờ cho các con của mình động đến những thiết bị này. Hơn ai hết, ông lường trước được những mối nguy hại đối với các con khi để mặc chúng với chiếc điện thoại thông minh.

Vậy, một chiếc điện thoại di động có thể gây hại gì cho trẻ nhỏ mà các chuyên gia lại lo lắng đến thế?

Ảnh minh họa

Theo các bác sĩ Nhi, có 6 mối nguy hại đáng sợ nhất mà một chiếc điện thoại di động có thể để lại trên trẻ nhỏ:

Bé không ngủ đủ giấc;

Kết quả học tập giảm sút;

Nền tảng sức khỏe giảm mạnh;

Mắt kém;

Não chậm phát triển;

Khả năng giao tiếp yếu kém.

Từ trước đến nay, các tác động của của một chiếc điện thoại di động có thể trực quan thấy rõ như: không ngủ đủ giấc, sức khỏe suy giảm, mắt kém… Nhưng những tác động đến não bộ và khả năng học tập của các bé thì bây giờ đã có những bằng chứng với kết quả của cuộc khảo sát thực tế rồi đó các mẹ!

Theo các số liệu từ Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản thì kể từ năm 2014, những học sinh ở các trường tiểu học và trung học dành nhiều thời gian dùng điện thoại thì chẳng những kết quả học tập kém đi mà còn phá hủy cả trí não nếu cứ dùng nó trong một thời gian dài. Cụ thể, nó tác động đến não bộ là làm giảm hiệu suất ghi nhớ, não chậm tư duy và ù lì. Nếu cứ để tình trạng này tiếp tục tái diễn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển của trẻ nhỏ trong việc tư duy, sáng tạo và giao tiếp.

Ở Việt Nam, tuy chưa có những cuộc khảo sát trên quy mô lớn để cho ra những con số cụ thể đáng báo động nhưng với những gì đang diễn ra, chắc hẳn bố mẹ cũng đủ hiểu điều gì đang chờ con mình phía trước.
Bản thân mình cũng không phải hơn gì bố mẹ vì chính mình cũng phải đang cai nghiện điện thoại cho các con. Không dễ chút nào!

Vì vậy, mình đọc thấy thông tin này nữa thì càng cảm thấy cần phải nói điều gì đó trước khi quá muộn. Mình đồng ý, thời buổi công nghệ như ngày nay không có những thiết bị thông minh thì rất bất tiện và lạc hậu nhưng dùng nó như thế nào mới là điều cần phải chấn chỉnh. Hiện tại, mình đang áp dụng:

Tuyệt đối không cho bé dưới 2 tuổi xem ti vi;

Với bé lớn, nếu giải trí thì cho con dùng điện thoại và xem ti vi không quá 2 tiếng/ ngày;

Ngoài giờ học, các con phải ra ngoài chơi ít nhất 30 phút mỗi ngày;

Tìm hình thức giải trí khác ngoài cách cho bé dùng điện thoại như: chơi bóng, học múa, học nhảy, tham gia câu lạc bộ giải trí bằng các trò chơi thông minh…

Cuộc chiến cai điện thoại cho con với mình chắc sẽ còn dài nhưng muộn còn hơn không. Các bố mẹ nếu không muốn con cứ thụt lùi so với mức phát triển của lứa tuổi thì ngay bây giờ hãy ngưng cho con dùng điện thoại di động đi nhé! Khẩn thiết lắm đấy!

(Theo WTT)