10 dấu hiệu cho mẹ biết thai nhi đang phát triển khỏe mạnh

Khi mang thai, một câu hỏi dường như thường trực ở các bà bầu là con trong bụng có phát triển khỏe mạnh không, dù mẹ vẫn đi khám bác sĩ thường xuyên.

Để giúp các mẹ mang thai lần đầu yên tâm hơn về bé yêu trong bụng, những dấu hiệu sau sẽ giúp mẹ hoàn toàn tin tưởng rằng con mình đang phát triển từ tốt đến rất tốt trong cung lòng mẹ.

1. Buồn nôn

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của thai kỳ. Với nhiều người buồn nôn có thể chấm dứt sau 3 tháng đầu thai kỳ, một số người khác kéo dài tận lúc sinh con. Và cũng tùy người, có người nghén nặng nhưng cũng có người vượt qua kỳ ốm nghén một cách rất nhẹ nhàng.

Ảnh minh họa

2. Căng tức ngực

Hầu hết 90% phụ nữ đầu cảm thấy ngực căng tức khi mang thai. Điều này cho biết tuyến sữa đang hoạt động tốt để chuẩn bị đón bé chào đời. Nếu trong thai kỳ đột nhiên bạn thấy triệu chứng này biến mất, hãy đi bác sĩ để kiểm tra sớm đế biết tình hình của bé yêu nhé!

3. Mức hormone thai kỳ

Mức hormone estrogen và progesterone ổn định là dấu hiệu cho bạn biết thai nhi đang phát triển rất tốt, nhưng nếu các chỉ số hormone này bất ngờ xuống thấp hãy cẩn thận bởi mẹ có nguy cơ sẩy thai. Theo đó, thai phụ có thể sản xuất 400 mg progesterone trong khi người không mang thai chỉ 20mg, progesterone làm ức chế không cho trứng rụng trong suốt thai kỳ, còn estrogen giúp tử cung mở rộng kích cỡ từ 60 gram trước khi mang thai đến 1.200 gram ở giai đoạn giữa khi mang thai.

4. Huyết áp ổn định

So với bình thường, khi mang thai huyết áp mẹ sẽ cao hơn một chút từ 100/60, 110/70mmHg… nếu con số này trên 140/90mmHg được gọi là tăng huyết áp. Trong suốt thai kỳ huyết áp mẹ nếu vẫn nằm trong mức ổn định cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường.

5. Tăng cân ổn định

Ảnh minh họa

Cân nặng cũng đóng vai trò khá quan trọng trong giai đoạn bầu bí. Mức tăng cân ở bà bầu được xem là ổn định từ 10 – 15kg tùy thể trạng từng người, trong đó, cân nặng tăng bao gồm trọng lượng của thai nhi, bánh nhau, nước ối…

Nếu mức tăng cân quá nhiều có thể mẹ đang mắc một số bệnh lý nào đó như tiểu đường thai kỳ chẳng hạn, điều này sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ. Do đó việc kiểm soát cân nặng trong thai kỳ là điều cần thiết.

6. Thai máy đều đặn

Với những mẹ mang thai lần đầu, bước vào tháng thứ 5 – 6 có thể cảm nhận rõ ràng những cử động của thai nhi trong bụng, hay còn gọi là thai máy. Một ngày, vào một khoảng thời gian nhất định nếu mẹ thấy bé máy đều đặn và có các phản ứng với âm thanh bên ngoài bằng các cử động nghĩa là bé đang phát triển bình thường.

Bước vào tháng thứ 9, bé sẽ cử động ít đi do tử cung quá chật chội trong khi kích thước bé càng tăng mẹ sẽ ít thấy bé chòi đạp, điều này là bình thường mẹ không cần lo lắng.

Tuy nhiên nếu ở tháng thứ 5 – 8 nếu mẹ thấy bé ít cử động mẹ cần đến bệnh viện thăm khám ngay. Dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang bất ổn là bé không có ít nhất 10 cú đạp, nhúc nhích trong vòng 2 giờ.

7. Nhịp tim của bé

Ảnh minh họaKhi đi khám thai bác sĩ sẽ đo nhịp tim thai nhi, đây cũng là cách nhận biết thai nhi có khỏe mạnh hay không. Theo đó, nhịp tim ổn định của thai dưới 30 tuần khoảng 160 – 180 nhịp/phút (khá nhanh), nhịp tim của thai trên 30 tuần từ 120 – 160 nhịp/phút (chậm hơn), vào tháng thứ 9 nhịp tim của bé sẽ dao động từ 110 – 160 nhịp/phút.

8. Chỉ số chiều cao, cân nặng

Ngoài đo nhịp tim, trong những lần khám thai bác sĩ cũng tiến hành đo chiệu cao và cân nặng của bé thông qua siêu âm. Từ tháng thứ 5 bé sẽ tăng trưởng ổn định, chiều dài đạt 25cm và tăng 5cm mỗi tháng tiếp theo; cân nặng tháng thứ 5 khoảng 600gr. Đến tháng thứ 7 thai nhi đạt 30cm, cân nặng khoảng 1.702gr và tháng thứ 9 chiều cao đạt từ 40 – 50cm, cân nặng khoảng 2.622gr – 3.492gr.

9. Kích thước vòng bụng mẹ tăng theo tuần thai

Dựa vào số đo vòng bụng của thai phụ, các bác sĩ đánh giá và ước lượng sự gia tăng về kích thước và trọng lượng thai nhi. Nếu vòng bụng của mẹ cứ lớn dừng theo tuần thai, chúc mừng mẹ bé yêu đang phát triển tốt trong bụng mẹ đấy.

10. Bé yêu quay đầu

Để chuẩn bị cho hành trình lọt lòng mẹ, vào tuần 35 thai nhi sẽ quay đầu và nằm trong khung xương chậu với tư thế sẵn sàng, nhưng có một số trường hợp chậm hơn (tuần 36 – 37). Dấu hiệu cho mẹ biết điều này là bụng nặng hơn, có cảm giác hơi xệ xuống.

(Theo WTT)