Vui quá! Lần đầu tiên Việt Nam công bố thực phẩm chữa dứt điểm bệnh tiểu đường, các chị yên tâm dùng nha

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là nỗi án ảnh của rất nhiều người là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác và nguy cơ bị tàn tật chỉ sau một đêm.

Em đã từng thấy rất nhiều người mà em quen biết phải khổ sở vì nó, từ một người khỏe mạnh hồng hào trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống và gầy sọp…

Nhưng khi đọc báo thấy được thông tin được Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chính thức công bố về một loại gạo mầm có tác dụng trong việc kiểm soát, cải thiện các chỉ số của bệnh hội chứng chuyển hóa, đặc biệt là bệnh đái tháo đường tuýp 2 mà mừng quá các mẹ. Nội dung cụ thể của bài báo nè:

“Sáng nay (8.8) tại hội thảo: “Bảo vệ sức khỏe bằng thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày”, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã công bố gạo mầm có chức năng kiểm soát, cải thiện các chỉ số người mắc hội chứng chuyển hóa (tăng huyết áp, béo phì, lipid máu, glucose trong máu…). Đây là những tác nhân làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, ung thư…

Gạo mầm có chức năng kiểm soát, cải thiện các chỉ số người mắc hội chứng chuyển hóa (tăng huyết áp, béo phì, lipid máu, glucose trong máu…). (Nguồn ảnh: Internet).

PGS.TS Trương Tuyết Mai – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay kết quả nghiên cứu này được Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện nghiên cứu trên 80 người, trong đó có 40 người đối chứng (không can thiệp) và 40 người được can thiệp bằng cách sử dụng gạo mầm.

Sau 3 tháng thực hiện can thiệp trên 40 người cho thấy, chỉ số Cholesterol ở nhóm còn thiệp từ 5,5mmol/l giảm xuống còn 5,2, còn ở nhóm đối chứng từ 5,6mmol/l chỉ xuống 5,5; triglyceride ở nhóm can thiệp từ 2,4mmol/l xuống còn 2,0mmol/l, còn nhóm đối chứng từ 2,3mmol/l chỉ xuống 2,2mmol/l…

Đặc biệt, sau 3 tháng can thiệp bằng sử dụng lúa mầm, thì chỉ số chống ôxy hóa ở đối tượng này giảm từ 2,71mmol/l xuống còn 2,07, trong khi đó những người không can thiệp chỉ số ôxy hóa chỉ giảm từ 2,63 xuống còn 2,38.

“Như vậy, những người sử dụng gạo mầm này đã góp phần cải thiện các chỉ số của hội chứng chuyển hóa, kiểm soát glucose máu, mỡ máu, giảm tình trạng kháng insulin và ôxy hóa. Đặc biệt loại gạo mầm này còn phòng điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường, thừa cân, béo phì”, bà Mai kết luận.

Theo bà Mai, gạo mầm chứa nhiều dược chất tự nhiên quý cho sức khỏe so với loại gạo thông thường, như: gamma, chất xơ, vitamin E, B1, B6, magie…

Trong khi đó, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho hay trong một nguyên cứu mới dây nhất của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho thấy có 10% bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có đường huyết ổn định lâu dài hoặc tạm thời bằng chế độ ăn giảm glucid mà không cần dùng thuốc.”

Như vậy là, món gạo mầm nhờ được giữ lại lớp cám bên ngoài hạt gạo nên chỉ số đường huyết thấp hơn so với gạo trắng thông thường. Thành phần phôi của hạt gạo mầm chứa tới 50% chất đạm được giữ nguyên trong hạt gạo, giúp hạt có hàm lượng đạm cao, làm chậm mức gia tăng đường huyết sau ăn.

Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên sử dụng gạo mầm thay thế gạo trắng thông thường và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày sẽ góp phần vào việc điều tiết lượng đường trong máu.

Người bệnh tiểu đường nên sử dụng gạo mầm thay thế gạo trắng thông thường. (Nguồn ảnh: Internet).

Ngoài ra, những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này cũng nên áp dụng một số lời khuyên về thực phẩm nên dùng và hạn chế dùng:

1. Nhóm bột đường

Nên dùng: Ngũ cốc nguyên hạt, gạo còn vỏ cám, đậu đỗ, rau củ…; chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng; hạn chế đồ rán, xào.

Hạn chế dùng: Gạo trắng, bánh mì trắng miến, bột sắn dây, các loại củ nướng.

Chú ý: Các loại củ (khoai, sắn…) cũng thuộc nhóm tinh bột nên khi đã ăn các thực phẩm này thì phải giảm hoặc cắt cơm.

2. Nhóm thịt cá

Nên dùng: Ăn cá, thịt nạc, thịt lọc bỏ mỡ, gia cầm bỏ da; các loại đậu đỗ (đạm có nguồn gốc thực vật); chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, áp chảo… để loại bỏ bớt mỡ

3. Nhóm chất béo, đường

Nên dùng: Chọn các chất béo không bão hoà (dầu đậu nành, olive, vừng, dầu cá, mỡ cá…).

Hạn chế dùng: Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà, cholesterol làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, không tốt cho sức khoẻ (thịt mỡ lợn, phủ tạng động vật, da gia cầm, kem tươi, dầu dừa…). Hạn chế bánh kẹo ngọt, kem, xirô, mứt, các loại nước ngọt có ga…

4. Nhóm rau

Nên dùng: Ăn sống, hấp, luộc; rau trộn nên sử dụng lượng dầu ăn nhỏ thay vì các loại nước sốt nhiều chất béo; có thể sử dụng các loại gia vị như hành, tỏi, tiêu, ớt…

5. Quả

Nên dùng: Ăn trái cây tươi, mua hoặc chia sẵn thành từng phần nhỏ, ăn nguyên trái hoặc cắt nhỏ hơn là nước ép. Chú ý không thêm đường hoặc kem, nước sốt; nên lựa chọn những hoa quả có hàm lượng đường thấp.

Hạn chế dùng: Các loại quả sấy khô.

6. Sữa

Cung cấp đường, đạm, canxi, vitamin và chất khoáng. Mỗi ngày sử dụng 1-2 khẩu phần (một khẩu phần chứa 12 g chất đường, 8 g đạm, 0-8 g chất béo, 90-150 kcal). Người bệnh nên chọn các loại sữa ít hoặc không béo, các loại sữa chua ít béo, không đường.

Theo WTT