Thời điểm tốt nhất để bắt đầu uống sữa bầu, bao nhiêu dinh dưỡng truyền “hết sạch” vào con, nuôi thai tròn ủm, chuẩn 52cm khi chào đời
Em kể các mẹ nghe chuyện em để rút kinh nghiệm bầu bì nha! Hồi em bầu cũng là lúc hai vợ chồng chỉ vừa mới bắt đầu sự nghiệp. Đứa nào cũng eo hẹp đồng lương nên không dư dả nhiều.
Lúc đi khám thai dù bác sĩ có nói em phải uống thêm sữa bầu và canxi nhưng vì phải tiết kiệm từng đồng mà còn lo quá nhiều thứ cho việc sinh nở sau này nên em tiếc tiền không mua canxi mà cũng không uống sữa. Chỉ tháng nào dư dả, thấy tội con thì mới uống vài hộp sữa tươi cho vớt vát được chút nào hay chút đó.
Đến lúc sinh, con trai em chỉ nặng 2,8kg, người tong teo, da nhăn nhúm vì thiếu thịt nhìn mà muốn chảy nước mắt. Cũng may sau đó, chồng em tìm được công việc khá hơn, lương cao hơn nên em cũng ráng nuôi cho con ăn uống đầy đủ mà mập mạp lên. Nhưng riêng em thì không cách nào cải thiện.
Từ khi sinh xong, người lúc nào cũng sợ lạnh. Ai hơi mát là em đã thấy run cầm cập, khi nào cũng mang theo áo khoác phòng hờ. Trời chỉ hơi trở gió là xương khớp đau nhức, khớp gối kêu răng rắc như mấy bà già. Bữa đọc báo thấy trường hợp phải tháo khớp em sợ quá đi khám mới biết mình bị thiếu canxi.
Bác sĩ bảo những triệu chứng đau nhức xương em gặp phải sau khi sinh cũng là do cơ thể thiếu canxi. Hic, giờ về nhà bổ sung canxi đầy đủ rồi mà không biết có cải thiện tình hình được không nữa. Không khéo phải đi tháo khớp chừng vài năm nữa chắc lúc đó phải chống gậy mà đi quá.
Các mẹ bầu nào còn cơ hội sửa sai thì đừng đi lại vết xe đổ của em nha! Cố gắng dù thế nào cũng phải bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng vào. Đối với bà bầu, cơ thể luôn cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là canxi.
Ngoài canxi ra, trong sữa còn có cả các chất nh7 sắt, Axit folic, các loại vitamin,… Ngoài ra, một số loại sữa bầu đặc biệt còn có công thức bổ sung Omega3, Omega6, DHA, ARA… giúp ích rất nhiều cho bé trong quá trình phát triển não bộ, thể chất và xương.
Nếu mẹ nào chưa biết nên uống sữa lúc nào, uống ra sao cho đúng thì xem thêm thông tin đây nha:
Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu bắt đầu uống sữa
So với nhiều nước trên thế giới, chế độ ăn của người Việt luôn bị thiếu hụt nguồn canxi và khoáng chất. Chính vì lẽ đó, khi mang thai mẹ phải cần uống nhiều sữa hơn để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng trong thai kỳ.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng từ ngay khi thử hai vạch hồng đậm, mẹ nên uống sữa ngay. Hoặc trước đó nếu đã biết sẽ chắc chắn mang thai trong kế hoạch 3 tháng thì nên uống ngay từ thời điểm này.
Việc bổ sung dinh dưỡng từ sữa kịp thời sẽ giúp mẹ phòng tránh nguy cơ dị tật xảy ra cho thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu khi phôi thai bắt đầu thành hình và phát triển.
Nếu vì lý do nào đó mẹ không thể uống sữa sớm hơn thì khi thai nhi được 20 tuần tuổi mẹ phải uống sữa bầu ngay bởi đây là lúc thai nhi phát triển mạnh về trí não, hệ xương và mầm răng sữa.
Việc uống sữa có thể kéo dài trong suốt 40 tuần thai hoặc trước đó 3 tháng và kết thúc sau ít nhất bé sơ sinh được 6 tháng tuổi. Nếu mẹ chịu khó duy trì thói quen uống sữa này kể cả thời điểm cho con bú thì chất lượng sữa mẹ sẽ được cải thiện đáng kể.
Uống sữa bầu khi nào trong ngày sẽ tốt nhất?
Trên bao bì của các loại sữa khác nhau đều có một hướng dẫn cụ thể về cách pha sữa. Mẹ có thể uống 2 cốc/ngày, mỗi cốc khoảng 4 thìa 50g sữa/ngày. Với những mẹ nào chưa quen với sữa bầu thì thay vì uống mỗi lần một ly, mẹ nên chia ra uống nhiều lần trong ngày.
Mỗi lần pha, pha loãng sữa, uống từng ít một cho đến khi đã quen vị rồi thì tăng dần liều lượng và uống theo hướng dẫn ghi trên bao bì sữa. Mẹ có thể uống sữa vào mọi thời gian như là uống nước hàng ngày, chỉ có điều đừng bao giờ uống sữa buổi tối trước khi đi ngủ và trước mỗi bữa ăn để tránh gây chướng bụng, khó tiêu.
Mẹ bầu nên uống sữa tươi hay sữa bầu?
Sữa bầu có vị tanh, khó uống, nhất là khi mẹ còn đang nghén. Thế nên nhiều mẹ muốn dùng sữa tươi để thay thế. Vậy có được không các mẹ? Theo bác sĩ hướng dẫn cho em thì nếu mẹ nào không uống được sữa bầu thì cũng đừng nên ép bản thân mình, có thể thay sữa bầu bằng sữa tươi.
Tuy nhiên, nếu uống sữa tươi mà có dấu hiệu khó tiêu, đi ngoài, buồn nôn,… thì mẹ có thể lựa chọn đậu nành để thay thế sữa. Ngoài sữa tươi và sữa đậu nành, các mẹ cũng cần lưu ý chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng: tinh bột, chất béo, thịt, cá, rau quả và các loại nước quả ép khác.
Hướng dẫn mẹ bầu dùng đúng cách các sản phẩm từ sữa
Sẽ rất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu nếu chăm chỉ uống sữa thường xuyên trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách uống sữa sao cho đúng và đem lại những lợi ích tốt nhất. Thế nên em xin liệt kê ra đây vài điều để mẹ lưu ý hơn khi uống sữa trong thai kỳ nha:
– Chỉ dùng các sản phẩm từ sữa đã qua tiệt trùng để bảo vệ sức khỏe của chính mình và đảm bảo an toàn cho thai nhi.
– Bên cạnh sữa, mẹ bầu hãy ăn nhiều các sản phẩm khác từ sữa, đặc biệt là sữa chua để cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ phát triển trí não cho thai nhi.
– Mẹ bầu có thể ăn phô mai để bổ sung thêm canxi nhưng không nên sử dụng quá nhiều để tránh tăng cân mất kiểm soát và bị chứng táo bón hành hạ nha!
– Để sữa và các sản phẩm từ sữa dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, nuôi thai nhi một cách tốt nhất, mẹ bầu có thể dùng các sản phẩm từ sữa với các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại trái cây giàu vitamin C.
– Vào buổi sáng, mẹ bầu nên ăn bánh mỳ trước khi sử dụng sản phẩm từ sữa vì dạ dày trống không có thể gây ra cảm giác nôn nao khó chịu.
Theo WTT