“Tao muốn chém hết cả họ hàng điểm chác nhà chúng mày! Con tao cần sống, hơn là cần điểm 10!”
Mới đây, em gần như “chết lặng” khi nghe tin một bé trai 11 tuổi nhảy lầu vì trầm cảm khi bị điểm 3 môn anh văn. Càng cay đắng hơn khi em quyết định kết thúc sinh mệnh của mình trước mặt cha mẹ.
Em biết tin này từ một chị khá “hot” trên facebook, chị ấy hay chia sẻ các quan điểm về việc nuôi dạy con rất hay. Câu chuyện là như thế này:
“Hix chị ơi.
Mấy ngày nay có một chuyện khủng khiếp xảy ra mà em cứ buồn và suy nghĩ mãi. Em có người anh, thành đạt, gia đình mẫu mực, 2 con trai đều đẹp trai xinh xắn học giỏi ngoan ngoãn, là hình mẫu của cả chung cư. Thế rồi bi kịch xảy ra. Vào kỳ thi sát hạch đầu năm, bé trai lớn của anh ấy (năm nay học lớp 6) bị điểm 3 môn Anh văn, môn học mà bé giỏi và tự tin nhất. Bị thầy cô trách mắng, và phần nhiều là tự trách bản thân, bé bị trầm cảm nặng và không muốn đi học. Gia đình đã đưa đi khám tâm lý các nơi, rồi ba mẹ túc trực ở nhà để trông nom chăm sóc bé. Thế mà cuối cùng cũng không tránh được bi kịch. Trưa thứ 2 tuần rồi khi có mặt cả ba mẹ cùng ở nhà với bé, bé đã nhảy từ lầu 7 chung cư xuống đất và không qua khỏi. :'( ….”
Tôi vừa nhận được tin nhắn này chiều qua. Đọc mà muốn điên lên.
Mk điểm 3 !
Mk điểm 10 !
Tao muốn chém hết cả họ hàng điểm chác nhà chúng mày!
Con tao cần sống, hơn là cần điểm 10 !
Con tao cần sống, trước khi nó cần thành đạt !
Tiếng Anh làm gì nếu chưa nghe được tiếng Con?
Tiếng Anh làm gì nếu không nghe được tiếng nói bên trong của Chính Mình?
Tiếng Anh làm gì, nếu trong nhà không nói được tiếng Gia đình?
Trước khi hiểu những người bên kia bán cầu nói gì thì làm ơn hiểu chính cơ thể mình đang nói gì đã.
Với chính mình, với con, chúng ta còn xài ngoại ngữ, loại ngoại ngữ chả bao giờ thèm đi học, nên thậm chí tiếng kêu cứu, mà người mình yêu nhất, ở ngay cạnh cũng không nghe được… :'(
Những bé có nguy cơ trầm cảm, là trong cơ thể con đã sẵn có cơ chế sinh hóa ko cân bằng, tâm lý nhạy cảm, con đã khó chống chọi với áp lực, mà giờ còn tấn thêm áp lực.
Tôi đã từng trải qua cảm giác mất người bạn thân vì trầm cảm. Tôi biết, hơn mọi loại ung thư, hơn mọi loại bệnh tật, cảm xúc có thể giết chết con cái và người thân và chính chúng ta nhanh nhất.
Thế nhưng nó ko chụp chiếu X quang, hay chụp CT được. Nó không lở loét, không chảy máu, chảy mủ. Nó không sốt, không ho, không ói, không tiêu chảy. Nó hơn tất cả những triệu chứng đó, vì nó hủy hoại bên trong, và hủy hoại 1 cách thầm lặng :'(
Chém cha điểm 3!
Nhưng ko phải chỉ tại điểm 3, hay tại môn Tiếng Anh. Chuyện của bé có thể phức tạp hơn thế. Nhưng nó là cú đẩy cuối cùng khi bé đang đứng chênh vênh trên miệng vực.
Phải nói là chém cha cái bệnh thành tích!
Nhiều gia đình còn hùa vào với nhà trường, để cùng đưa điểm số lên một tượng đài cao chót vót, nhiều ba mẹ làm cho con mình hiểu rằng điểm 3 sẽ hủy hoại cả cuộc đời con. Nhiều gia đình không vứt nổi cái nặng nề của điểm 3 ngoài bậc cửa.
Cô giáo quá dở khi lạnh lùng cho một điểm 3.
Nhưng bố mẹ cũng dở khi trao cho điểm 3 đó của cô giáo cái quyền lực quá lớn.
Điểm là cái đinh gỉ gì đâu.
Tổ tiên chúng ta, triệu triệu năm trước không có điểm số vẫn tiến hóa được lên làm người là gì?
Tại sao chỉ vì con điểm mà chúng ta tiến hóa ngược lại từ người thành thú vậy?
Cắn xé nhau vì điểm vậy?
Bạn ko thể học giỏi trong một lần, không thể thành chuyên gia trong một lần.
Vậy tại sao không cho con được quyền thất bại nhiều lần, không đồng hành dắt tay từng bước khi con thất bại? Tại sao nhìn chuyện thất bại như kẻ thù bên kia chiến tuyến? huhuhu :'(
Con gái à, cùng lắm, nếu con ko học giỏi, không có bằng tốt nghiệp trường top, con có thể thiệt vài triệu tiền lương những th.á.n.g thử việc đầu tiên. Nhưng con dùng ngoại ngữ với chính cơ thể mình thì mất cả cuộc đời :'(
Con nhớ nè, tiếng Anh là sinh ngữ, chứ ko phải là tử ngữ!
Và tất cả các môn học khác trong trường cũng thế, con học để con được vui sống khỏe mạnh, chứ không phải học để mà tuyệt vọng!
Học để sống, nhớ nha con! <3”
Câu chuyện này đã đánh tiếng chuông báo động về nền giáo dục áp đặt của cha mẹ với con mình, việc thi đua chạy thành tích trong nhà trường. Rõ ràng không phải vì điểm xấu mà nhiều bé bị trầm cảm. Không phải tự nhiên mà con trẻ đau buồn, dằn vặt, tự trách bản thân khi bị điểm thấp nếu cha mẹ không đặt quá nhiều mục tiêu cho con, rồi trách mắng khi con không hoàn thành những điều cha mẹ kỳ vọng.
Nhất là với những gia đình mang tiếng mẫu mực, được nhiều người ngưỡng mộ để rồi tự tạo ra áp lực phải giữ vững hư danh đó, đổ lên đầu con cái áp lực phải học giỏi, phải được điểm cao, phải thế này, thế nọ… mà không quan tâm đến cảm nhận của chúng.
Em biết từ trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ luôn mong mỏi con học giỏi, ngoan ngoãn nhưng con sống tốt, sống vui vẻ, sống có ích mới là quan trọng nhất các mẹ ạ!
Càng nghĩ em càng thương đứa bé. Chỉ vì môn tiếng Anh mà bé phải ra nông nỗi này. Mặc dù ngoại ngữ trong xã hội hiện nay là rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Như trường hợp nhỏ cháu em. Cháu không thích học tiếng Anh nhưng từ bé đã bị cha mẹ ép học. Đến lớp 7 cháu vẫn đứng trong top học giỏi tiếng Anh của lớp. Vậy mà tới lớp 9 phải vất vả lắm cháu mới qua được tốt nghiệp. Giờ ra trường, tuy tiếng Anh kém nhưng cháu vẫn có một công việc tốt, thu nhập cao. Thay vì tiếp tục cải thiện tiếng Anh, ngoại ngữ cháu không thích thì cháu lại tập trung học tiếng Trung để phục vụ cho công việc. Cứ để con học những gì mình thích sẽ mang lại kết quả tốt đẹp hơn, con cũng vui vẻ học hơn, đừng bắt ép, đừng áp đặt nha các mẹ
Mỗi người sẽ có 1 thiên hướng nên khả năng này vượt trội tức nhiên sẽ có khả năng khác bình thường hoặc kém. Rất hiếm những người toàn năng nên các mẹ nên để con mình phát triển tự nhiên, đừng bắt ép con phải học giỏi tất cả các môn để khiến các con phải áp lực. Thỉnh thoảng bị điểm xấu là chuyện bình thường, người ta vẫn hay nói “học tài thi phận” mà. Đừng vội trách mắng khi chẳng may con có điểm thấp. Thay vào đó nên động viên, giúp đỡ con cố gắng vào lần thi sau.
Khi con đi học về, nên hỏi hôm nay con đi học có vui không, thay vì con làm bài được mấy điểm. Các mẹ cũng đừng nên khoe khoang con mình học giỏi, để con ảo tưởng về thành tích. Hãy để con hồn nhiên với tuổi thơ. Chỉ nhắc nhở học tập, đừng áp đặt số điểm. Day con sống tự lập, tự tin, biết yêu thương, đặc biệt là những kỹ năng sống để con có thể thích nghi với bất cứ môi trường nào.
Hãy lấy câu chuyện đau lòng này làm tấm gương trong việc nuôi dạy con nha các mẹ. Đừng ép con học quá! Mất chữ vẫn có thử kiếm tiền được. Chứ mất con rồi thì không thể kiếm lại được đâu!
Sẵn đây, em xin chia sẻ cho các mẹ 1 số bí quyết giúp trẻ vượt qua bệnh trầm cảm. Nếu phát hiện con mình mắc bệnh này, các mẹ nhớ áp dụng ngay nhé!
– Cha mẹ nên dành thời gian để nói chuyện một cách cởi mở và giúp con vượt qua bế tắc, lấy lại cân bằng cuộc sống. Hãy nói một cách chân thành cho con hiểu cha mẹ rất quan tâm tới con và con không cô đơn.
– Lắng nghe con và khuyến khích con nói ra, trút bỏ những nỗi đau, sự giận dữ. Hãy điềm tĩnh, chấp thuận những lời con nói mà không phán xét, không tranh luận đúng sai về những gì con đang nói.
– Tạo niềm tin, hy vọng cho con để con nhận ra rằng căng thẳng, trầm cảm chỉ là tạm thời, xung quanh con còn nhiều sự giúp đỡ, còn nhiều người thân, nhiều việc quan trọng với con, và cuộc sống của con rất có ý nghĩa.
– Khuyến khích con thay đổi lối sống lành mạnh, lạc quan, như lôi kéo con vào các hoạt động thể dục thể thao, ăn, ngủ điều độ, không sử dụng các chất k.í.c.h t.h.í.c.h.
– Loại bỏ cafein trong thực đơn ăn uống hàng ngày của con.
– Dành thời gian để tham gia các hoạt động thể chất với con, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên.
– Tìm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ bạn bè của con; liên lạc với các chuyên gia tâm lý, nhân viên CTXH, nhân viên y tế để họ có các biện pháp trị liệu phù hợp.
Theo WTT
"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."