Dùng ngay mẹo để cứu ngay “vòng 1” của chính bạn ngay từ khi cho con bú nhé

Thực ra, em thấy sai lầm lớn nhất của các mẹ là cai sữa xong rồi mới tìm cách “cứu vãn” bộ ngự.c xơ mướp của mình. Nhưng đến lúc đó thì làm gì có tác dụng nữa, chỉ có phẫu thuật dùng miếng độn thôi. Điều mà em rút ra được là phải biết cách giữ dáng ng.ực ngay từ khi cho con bú và cuối cùng em đã thành công thật các mẹ ạ!

Đó là câu trả lời của em mỗi lần các chị đồng nghiệp rỉ tai: “Cô làm như nào mà ng.ực căng thế, cai sữa xong không thấy chảy xệ nhỉ, chẳng bù cho chị….”.

Chị nào đang cho con bú thì nhớ áp dụng những cách này để sau này không phải khóc ròng với núi đôi xập xệ nhé. Các ông chồng không thích điều này đâu!

Qui tắc 1: Ăn chất béo hợp lý

Muốn ngực đẹp, cả hiện tại và tương lai, mẹ cho con bú không được kiêng khem vì sợ béo nhé! Ngực được tạo thành bới các mô mỡ. Do đó, khi mẹ tăng cân, số mỡ này sẽ tập trung vào ngực khiến ngực đầy đặn và đẹp hơn rất nhiều.

Mẹ cần có một chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt chú ý ăn nhiều chất béo. Chất béo có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc trong cơ thể như các nội tiết tố, vitamin D và đặc biệt là làn da. Thiếu chất này sẽ khiến da nói chung và da ngực nói riêng kém đàn hồi và dễ nhăn nheo.

Ảnh minh họa

Một trong những axit béo cần nhất lúc này là arachidonic – một loại axit béo có nhiều trong trứng gà và bơ. Hai thực phẩm này vừa giúp mẹ phục hồi sau sinh mà còn là “cứu tinh” cho bộ ngực nên các chị em hãy chú ý bổ sung nhé! Một số quan điểm cho rằng ăn bơ có thể bị mất sữa nhưng thực tế nó còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Những mẹ ít sữa nên hạn chế bơ còn những người đủ sữa cho con vẫn có thể ăn khoảng 3 trái/ tuần mà không ảnh hưởng gì cả.

Quy tắc 2: Cho con bú cần đúng t.ư t.hế, bú đều 2 bên

Việc cho con bú đúng tư thế không chỉ giúp mẹ giữ được dáng ngực mà còn hạn chế những rắc rối như bị nứt đầu ti hay chảy máu đâu ti. Tư thế cho bé bú tốt nhất là người mẹ ngồi thoải mái trên ghế, nếu sức khỏe mẹ yếu thì mẹ có thể nằm trên giường và bé nằm nghiêng bên cạnh để bú. Khi cho bé bú, hướng mặt bé về phía bầu vú, đầu và chân bé phải thẳng hàng, bụng bé áp sát vào người mẹ, mẹ dùng tay nâng cả bầu vú về phía miệng bé.

Đối với mẹ hút sữa bằng máy cho con ti bình, khi hút sữa cũng chú ý giữ bình hút và phễu hút đừng thẳng, cố gắng nâng phễu hút ngang với bầu ngực. Đặc biệt, chị em tuyệt đối tránh để phễu hút giật bầu ngực xuống dưới, lâu dần sẽ bị xệ ngực đấy nhé các mẹ.

Ảnh minh họa

Việc cho con bú đều 2 bên chắc mẹ đã biết rồi. Nếu mẹ nào cứ chủ quan không thực hiện thì sẽ khiến ngực bên to bên nhỏ, mất cân đối. Tốt nhất là mẹ nên ưu tiên cho con bú bên ngực nhỏ và ít sữa trước. Càng bú nhiều, sữa càng về và ngực sẽ càng to ra.

Quy tắc 3: Mas.sage ngực

Việc massage ngực khi cho con bú là vô cùng cần thiết. Nó không những giúp mẹ giữ được dáng ngực mà còn giúp sữa nhanh về. Trước khi cho con bú, mẹ nên dùng một chiếc khăn nóng chườm bầu ngực để giãn tia sữa và các lỗ chân lông. Nhẹ nhàng dùng hai tay xoay tròn lấy bầu ngực từ 2-5 phút. Khi đợi sữa về rồi mới bắt đầu cho con bú. Sau khi bú xong, mẹ lại lấy khăn ướt lạnh chườm để co tia sữa lại.

Quy tắc 4: Mặc áo l.ót cho con bú đúng kích cỡ

Lỗi của các mẹ khi có con bú là thường thích “thả rông” cho thoải mái. Tuy nhiên, khi ngực tăng kích thước và các dây chẳng trở nên quá tải thì áo ngực sẽ là trợ thủ đắc lực giúp ngực của mẹ cho con bú không bị mất dáng. Mẹ hãy lựa chọn cho mình một chiếc áo lót chuyên dụng dành cho cho bú và có kích cỡ phù hợp.

Quy tắc 5: Cai sữa không thể tùy tiện

Cai sữa đúng cách cũng góp phần rất lớn để “bảo toàn” dáng ngực mà nhiều mẹ lại không nhận ra. Những bà mẹ cai sữa vào giai đoạn 4-6 tháng là những bà mẹ thường bị chảy xệ ngực nhất do đây là thời điểm nhu cầu cho em bé bú đạt cao nhất. Cai sữa vào thời điểm này là không khôn ngoan một tí nào. Da của mẹ cho con bú sẽ bị chùng xuống, chảy nhão y như một người béo phì mới trải qua phẫu thuật cắt dạ dày.

Thời điểm cai sữa hợp lý nhất là từ khoảng 1 năm rưỡi đến hơn 2 năm. Thời gian này, nhu cầu sữa của trẻ đã ít đi và ngực của mẹ không phải bị “sốc” khi sữa đột ngột hết hẳn. Các dây chẳng có thời gian để đàn hồi và các mô bắt đầu co lại từ từ.

(Theo WTT)