Chuyên gia tâm thần học bất ngờ lật lại nghi án mẹ giết con 35 ngày tuổi ở Hà Nội
“Gần đây, vụ án mẹ giết con 35 ngày tuổi vẫn chưa nguôi với nhiều người. Đặc biệt những người thân trong gia đình vẫn còn đâu đó những tiếng khóc xé lòng vì thương cháu. Ngay sau khi nghi phạm bị bắt giữ, chuyên gia tâm thần học bất ngờ lật lại nghi án…”
“Trong trường hợp này bà mẹ chỉ giết con thôi, còn không làm hại mình thì tôi nghĩ không phải trầm cảm sau sinh”, TS Tâm nói.
Liên quan đến vụ việc người mẹ trẻ 20 tuổi ở xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội giết chính con đẻ của mình mới 35 ngày tuổi, tại cơ quan điều tra, người phụ nữ này đã khai: khi tỉnh dậy cảm thấy đau đầu, mất kiểm soát liền mang con ra thả úp mặt vào chậu nước, viết dòng chữ “Tao sẽ giết cháu mày Lăng” ở bậc cầu thang.
Theo cơ quan cảnh sát điều tra, nguyên nhân ban đầu dẫn đến vụ án thương tâm này là người phụ nữ vừa nêu mắc bệnh trầm cảm nặng nên xuất hiện những suy nghĩ, hành vi tiêu cực.
Theo dõi vụ việc này trên báo chí, TS Dương Minh Tâm, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, rối loạn tâm thần sau sinh là một mã bệnh gồm nhiều bệnh khác nhau, có ba nhóm bệnh chính thường gặp hơn ở người sau sinh: Rối loạn loạn thần sau sinh, trầm cảm sau sinh và một số phản ứng nhất thời sau sinh. Ngoài ra còn nhiều hành vi rối loạn khác, mức độ thường nhẹ hơn.
Mỗi một rối loạn có những dấu hiệu biểu hiện khác nhau. Rối loạn loạn thần có hoang tưởng, rối loạn ảo giác, rối loạn cảm xúc hành vi, nặng hơn có thể một số rối loạn liên quan tỉnh táo của ý thức.
Cũng theo TS Tâm, trầm cảm sau sinh là bệnh lý những năm gần đây xuất hiện nhiều, có xu thế tăng lên, đã có những thống kê các bà mẹ trầm cảm sau sinh có hiện tượng giết con, rồi mới tự sát.
Trầm cảm sau sinh khác loạn thần sau sinh. Loạn thần sau sinh có thường hành vi nguy hiểm với chính bản thân mình hoặc người xung quanh còn trầm cảm sau sinh, nếu ở mức độ nặng thường có ý tưởng tự sát. Trước khi tự sát thường giết người thân hoặc giết người có ảnh hưởng trực tiếp đến mình.
Một loại nữa là phản ứng nhất thời sau sinh. Đó là xuất hiện những người bình thường, có bực tức gì đó với gia đình nhà chồng, ai đó, nhất thời có hành vi dại dột.
Với trường hợp người mẹ ở Thạch Thất, Hà Nội, vị chuyên gia về tâm thần học này cho rằng, hiện tại, với thông tin báo đài đưa tin, ông không dám đưa ra chắc chắn chẩn đoán gì cho người này.
“Tuy nhiên, tôi thấy không phù hợp lắm với trầm cảm sau sinh” – TS Tâm nói.
Chuyên gia này phân tích: Trầm cảm sau sinh thường người bệnh thấy mệt mỏi, chán chường, buồn bã, người bệnh cố gắng vượt qua, nhưng nếu không vượt qua được mới tìm đến cái chết, nhưng không chết ngay. Trước chết họ vẫn còn thương con, thương chồng, mình mất đi rồi thì con mình bơ vơ, không ai chăm, chồng thiệt thòi. Vì thế người bệnh không tự sát. Nếu cố gắng mãi không vượt qua được suy nghĩ đó thì họ tự sát. Nhưng trước tự sát thì họ thường giết con, giết chồng, người thân.
“Trong trường hợp này bà mẹ chỉ giết con thôi, còn không làm hại mình thì tôi nghĩ là không phải trầm cảm sau sinh. Bên cạnh việc giết con, người bệnh lại để lại bằng chứng mang tính hận thù liên quan người khác (bố chồng), thông tin này càng bổ sung, củng cố cho nhận định trường hợp này không phải là trầm cảm sau sinh” – TS Tâm cho hay.
Trong khi đó, TS Tâm lại nghĩ đến hai hướng khác: Một là người bệnh có loạn thần sau sinh, họ có hoang tưởng, ảo giác, nó liên quan đến người mà tên hận thù mà họ viết ra. Hoặc là phản ứng tâm lý nhất thời sau sinh, có tức tối, mâu thuẫn làm bệnh nhân bộc phát và có hành động dại dột.
Nguồn:GĐ&XH
"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."