Bà lão nhặt ve chai qua đời, 3 cô em chỉ lo bán nhà chia tiền, chị cả lại phát hiện ra số tiền khổng lồ mẹ để lại

Chồng của bà lão nhặt ve chai qua đời từ sớm, một mình bác vất vả nuôi bốn đứa con gái khôn lớn. Khi các cô con gái trưởng thành, bác Vương lại vì chuyện hôn sự của họ mà lo lắng không nguôi.

Con gái lớn Tú Trân không được đi học nhiều, lúc trẻ đã được gả đến vùng nông thôn, chồng cô là một người nông dân thành thật chất phác. Hai vợ chồng đều không có bản lĩnh gì, phần lớn thời gian đều là bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thỉnh thoảng trong thôn có ai xây nhà thì họ đi làm công cho người ta, kiếm thêm chút tiền tiêu.

Ngoài Tú Trân ra, gia cảnh của mấy chị khác em đều khá tốt. Trong bốn chị em, gia đình cô út là giàu có, sung túc nhất, cuộc sống thảnh thơi chẳng cần lo nghĩ gì nhiều.

Nhưng cho dù là như vậy, bác Vương tuổi đã ngoài 70 mà sớm tối vẫn phải ra bên ngoài nhặt ve chai, trong nhà chất đầy vỏ chai giấy vụn. Những người xung quanh đều bàn tán dị nghị, nói bác Vương đúng là không biết thỏa mãn, các cô con gái đều cho bà tiền, bà còn ra ngoài nhặt rác làm gì cho mất mặt các cô con gái.

Mặc dù người khác nhận định như vậy, nhưng sự thật lại không phải như vậy.

Ảnh:internet

Bác Vương có ba cô con gái gả vào gia đình khá giả, có của ăn của để, con người cũng có văn hóa. Nhưng từ sau khi họ đi lấy chồng đến nay chỉ có ngày giỗ bố với ngày Tết là họ về thăm nhà, cũng không gửi tiền sinh hoạt cho bác, chỉ mang biếu một ít hoa quả, bánh kẹo.

Bác Vương không phải phàn nàn về việc các con gái không gửi tiền về mà bác buồn lòng vì sự bạc bẽo, thờ ơ của các con. Vì chuyện này mà bác Vương không biết đã phải khóc bao nhiêu lần, cũng may còn có con gái lớn thường xuyên về chăm sóc bà, nếu không bà sống cũng không có hy vọng gì nữa.

Con gái Tú Trân không có văn hóa gì lắm, vì từ nhỏ phải trông nom các em, lại phải giúp mẹ làm công việc nhà, vốn dĩ không có cơ hội đi học. Cho dù là vậy, Tú Trân không văn hóa nhưng lại rất xem trọng hiếu đạo.

Hôm đó trời vừa sáng, bác Vương đã đi ra ngoài nhặt vỏ chai rồi, khi nhặt đến giữa trưa, bác đột nhiên chóng mặt quay cuồng, sau đó ngã xuống ngoài đường, bất tỉnh nhân sự.

Một người tốt bụng đi đường gặp phải tình huống này, lập tức gọi xe cấp cứu đưa bác Vương vào bệnh viện. Sau khi làm hết các xét nghiệm, bác sĩ nói bác đột nhiên ngất xỉu là do huyết áp cao, không có gì đáng ngại. Nhưng lại vô tình phát hiện bác Vương bị ung thư thực quản thời kỳ cuối.

Biết được tin này, con gái lớn vội vã chạy đến bệnh viện, đổ sụp xuống mặt đất, gào thét đau đớn.

Rất lâu sau, Tú Trân mới bình tĩnh trở lại, cô gọi điện thoại nói cho ba đứa em gái biết chuyện này. Ba đứa em gái nghe nói mẹ xảy ra chuyện, cũng vội vàng chạy vào bệnh viện.

Bác Vương sau khi tỉnh lại nằm trên giường nằm, nhìn thấy các cô con gái ngôi vây xung quanh mình bà cảm thấy rất được an ủi, nhưng bà Vương đâu biết rằng ba cô con gái đến lần này là vì còn có động cơ khác.

Sau khi hỏi han chăm sóc mẹ ốm trong viện được vài bữa. Một lần lúc đang vắt nước cam, cô con gái thứ hai mở miệng nói: “Mẹ à, bác sĩ nói mẹ sắp không được rồi, cùng lắm chỉ còn lại thời gian hơn một tháng thôi. Mẹ xem bây giờ có phải nên giao phó chuyện hậu sự rồi không? Căn nhà đó của chúng ta… con thấy hay là đem nhà bán đi, tiền bán nhà thì chia cho chị em con mỗi người một phần… Mẹ thấy được không?”

Ảnh:internet

Bác sĩ và Tú Trân vì sợ làm bà suy sụp nên không đem chuyện mắc bệnh ung thư nói cho bà biết. Lúc này, đột nhiên nghe con gái thứ hai nói vậy, bà hoảng sợ đến run rẩy, suýt nữa bị ngất. Tú Trân thấy em hai thực dụng như vậy, không lo nghĩ đến tâm trạng của mẹ chút nào, đã tát thật mạnh vào mặt em gái. Sau khi em hai bị tát vào mặt liền thấy rất oan ức, nên đã đánh nhau với Tú Trân.

Bác Vương nhìn thấy tình cảnh như vậy, không còn bất cứ hy vọng với căn bệnh của mình nữa, thậm chí là bà đã ngửi được mùi của chết chóc luôn rồi. Bà nói trong sự yếu ớt: “Dừng tay! Các con dừng lại hết cho mẹ!” Tú Trân nghe thấy mẹ nói vậy thì liền dừng tay lại, nhưng em hai thì vẫn không buông tha, nhân cơ hội đá Tú Trân hai cái.

Bà Vương nói: “Suốt bao nhiêu năm qua mẹ nhặt ve chai kiếm được ít tiền dùng để sinh hoạt, ăn uống chẳng còn chút nào, chỉ còn lại căn nhà của tổ tiên. Cứ đem bán căn nhà theo lời của cô hai đi, tiền bán nhà thì mấy đứa các con chia đều đi.”

Cô con gái thứ hai nói: “Sao lại mấy đứa chia đều nhau hả mẹ? Những năm qua mấy chị em con sống ở bên ngoài, chỉ có gia đình chị cả thường xuyên lui qua đây. Con nghe nói, thời buổi này đi nhặt ve chai và đi xin ăn kiếm được rất nhiều tiền, mẹ nói xem, mẹ cũng nhặt ve chai nhiều năm vậy rồi, ít nhiều gì cũng có một chút tiền tiết kiệm chứ! Theo con thấy, một mình mẹ ăn uống cũng không tốn kém bao nhiêu, chắc chắn là mẹ lấy tiền của mình để nuôi cả nhà chị cả rồi.”

Con gái thứ ba và thứ tư được nước làm tới nói: “Chị hai nói rất đúng! Chắc chắn là mẹ đem số tiền vất vả kiếm được cho hết cho gia đình chị cả rồi.”

Tú Trân nghe nói vậy uất ức đến trào cả nước mắt, cô liền thề độc trước mặt ba đứa em gái, nói rằng nếu mình từng lấy một đồng nào của mẹ thì sẽ bị trời đánh.

Cô con gái thứ hai nói: “Ôi giời! Đã là thời buổi nào rồi còn dùng chiêu thề độc, ai tin chứ!”

Cô con gái thứ ba và thứ tư nói: “Đúng đó, xem bọn em ngốc hay sao!”

Cô con gái thứ hai lại nói: “Tiền bán nhà nên chia như thế nào, không thể do mẹ nói là được, phải do ba chị em con quyết định mới được…”

Nghe các con gái nói như vậy, bác Vương chỉ biết đau lòng rơi nước mắt.

Bảy ngày sau, bà lão đã qua đời. Cô con gái thứ hai và hai đứa em gái vội vàng lo thủ tục bán nhà, chỉ có một mình chị cả bận rộn lo chuyện hậu sự của bà mẹ. Mấy đứa em gái còn lục lọi tìm từ hộp đến tủ trong phòng bà lão cũng không thể tiền tiết kiệm nên rất thất vọng, đành phải bán nhà lấy tiền rồi đường ai nấy đi. Số tiền bán nhà, Tú Trân được ít nhất, nhưng Tú Trân không so đo gì cả.

Ảnh:internet

Sau khi các em đi khỏi, căn nhà cũng sắp đổi chủ rồi, Tú Trân quét dọn lại căn nhà một lượt. Khi quét dọn đến phòng của mẹ, cô nhìn vào liền thấy ngay bức tranh thêu chữ thập, đó là bức tranh do chính tay cô thêu cho mẹ, và cũng chính tay cô treo lên đó.

Trước khi tắt thở bà mẹ đã kêu cô mang tranh thêu chữ thập về nhà mình, tuyệt đối không được để lại cho người khác, vì bà không nỡ. Lúc này trong nhà không có gió, nhưng bức tranh thêu đó lại vô duyên vô cớ đung đưa qua lại, Tú Trân đi lấy tranh thêu chữ thập xuống, đột nhiên một tiếng “bộp” từ phía sau tủ rơi ra một món đồ.

Tú Trân nhặt lên xem, đó là sổ tiết kiệm của mẹ, trong đó có 200 ngàn tệ (gần khoảng 668 triệu VNĐ), mật mã cũng viết ở trong đó. Tú Trân cầm sổ tiết kiệm không biết nên làm sao, liền kể lại chuyện này cho một cụ già ở nhà kế bên nghe, cụ già nói: “Cái này chắc là mẹ cháu để lại cho cháu đó, cháu không cần nói ra, cứ cầm lấy là được…”

Nghe được lời này, Tú Trân không kìm được mà rơi nước mắt…

Người xưa dạy: “Trong trăm điều thiện, hiếu đứng đầu”. Chúng ta làm bao việc tốt ngoài thế gian, nhưng đầu tiên phải biết hiếu thuận, cung kính với cha mẹ, những người đã nuôi dưỡng và sinh thành ra chúng ta. Đó là tiêu chuẩn cơ bản để làm người. Nếu một chữ “hiếu” cũng không làm nổi thì sống trên đời đâu còn ý nghĩa gì đâu?

Theo ĐKN