Chúng ta bị LỪA rồi các mẹ ơi, bác sĩ nhi bảo MIẾNG DÁN HẠ SỐT chẳng có tác dụng gì, còn GÂY HẠI trẻ
Chính 2 mẹ con em là “nạn nhân” của miếng dán hạ sốt đây. Em cảnh báo các chị nên xem lại ngay việc này đi nhé, đừng có tùy tiện mà hại con mang bệnh thêm!
Gái nhà em trộm vía vốn khỏe mạnh, rất ít khi sốt nên trong nhà không có sẵn thuốc. Hôm rồi về quê (từ Ninh Bình) lên, bé bị sốt gần 39 độ, em sợ quá chạy ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc hạ sốt thì hết mất rồi nên người bán bảo em dùng miếng dán hạ sốt cũng có tác dụng tương đương. Thấy cái này các mẹ cũng dùng nhiều cho bé nên em cũng không suy nghĩ mà mang về hạ sốt cho con.
Người ta dặn em dán 3 tiếng/lần. Cả đêm 2 vợ chồng hì hục bóc bóc dán dán mà không ăn thua, em lấy nước ấm lau người cho bé mà vẫn không hạ nên quyết định cho đi viện. Bác sĩ đo nhiệt độ rồi vội cho bé uống thuốc hạ sốt, 30 phút sau, cháu ra mồ hôi và bắt đầu giảm nhiệt.
Bác sĩ hỏi thăm thì em cũng trình bày sự việc như vậy mà không ngờ bị mắng một trận các mẹ ạ. Bác sĩ nói em “dại dột quá”, tin vào miếng dán hạ sốt xém chút nữa thì để con co giật và biến chứng lên não rồi. Hóa ra, miếng dán hạ sốt chẳng hề có công dụng thần thánh như tên gọi của nó đâu các mẹ ạ!
Em về nhà tìm hiểu thì càng thấy lời của bác sĩ là đúng đắn. Chính PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ông gặp rất nhiều trẻ sốt cao và được bố mẹ đưa đến khám cháu nào cũng dán miếng dán hạ sốt lên trán. Nhìn những cháu bé bị sốt còn phải đeo thêm miếng dán gây khó chịu cho bé là bác sĩ Dũng lại bức xúc với sai lầm đặc biệt nghiêm trọng của cha mẹ này.
Bác sĩ Dũng cho biết, nguyên tắc trẻ sốt cao phải hạ sốt. Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C cần uống thuốc hạ sốt (các bác sĩ khuyên dùng 2 loại thuốc là Pracetamol hoặc Ibubrofen. Hai thuốc này hạ sốt tương đương nhau). Đặc biệt, Bác sĩ Dũng còn nói không nên sử dụng miếng dán hạ sốt trong trường hợp này vì không có tác dụng.
Cơ chế hạ nhiệt của miếng dán hạ nhiệt được quảng cáo là thụ nhiệt và phân tán ra ngoài nhưng thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng của phương pháp này.
Nếu cha mẹ chỉ dùng dán miếng dán hạ sốt nhiều ngày, da trán bị bít lỗ chân lông lại chính vì thế có trẻ bị viêm da vùng trán. Thậm chí, trẻ còn bị dị ứng với các chất trong miếng dán hạ sốt rất nguy hại. Nếu không phát hiện kịp thời cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
PGS Dũng cho biết nhiều người còn cho miếng dán hạ sốt vào tủ lạnh để hạ sốt nhanh, tuy nhiên theo ông thì biện pháp này có thể khiến trẻ bị biến chứng nặng hơn. Khi trẻ sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, viêm phổi.
Nếu bố mẹ không rõ nguyên nhân gây sốt mà lấy khăn chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm gây bỏng lạnh hoặc suy hô hấp. Khi chườm lạnh, sờ da trẻ thấy mát hơn nhưng thực tế nhiệt độ cơ thể không hề giảm. Thậm chí, trẻ có thể bị nặng hơn vì ngấm lạnh vào người.
Đó là những điều quan trọng các mẹ phải lưu ý về miếng dá hạ sốt nhé! Các bác sĩ khuyên, cách tốt nhất cha mẹ có thể tự làm để hạ sốt cho bé lúc ở nhà đó là dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và b.ẹ.n, thay khăn 2 – 3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt. Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ nên cho bé uống thuốc hạ sốt!
Theo WTT