Mẹ cứ ham cho con ăn tôm kiểu này bảo sao mà con không hấp thu được dinh dưỡng, lười ăn, lẹt đẹt thua kém bạn bè

Dạo trước em rất hay mua tôm về để chế biến đồ cho con ăn. Vừa tiện, sạch, lại ngon, giàu dinh dưỡng. Tôm cũng có nhiều canxi giúp phát triển xương, răng cho bé nữa nên em yên tâm “chọn mặt gửi vàng” luôn. Ấy vậy mà con vẫn cứ còi dí không chịu lớn. Nhìn bạn bè đồng trang lứa đứa nào cũng cao vượt mặt con mà em sốt ruột ghê gớm.

Rồi một buổi sáng em đi chợ mua tôm và các thứ về chuẩn bị bữa trưa. Đang ngồi hì hục bóc vỏ tôm thì chị hàng xóm làm y tá bệnh viện xã sang chơi. Chị mới bảo:

-Mẹ nó cho con ăn tôm như thế này thì làm sao mà con hấp thu được dinh dưỡng.

Em mở mắt tròn xoe:

-Chết! Như vầy không được hả chị? Em phải cho ăn như thế nào mới đúng? Chứ thằng con em mãi mà không chịu lớn.

Chị cười xòa giải thích tận tình. Em ngồi nghe mà gật đầu lia lịa luôn, thực sự có nhiều cái trước giờ em nghĩ là tốt nhưng lại không phải.

Chị chỉ vào đống tôm em đang làm dở mà bảo: “Mẹ nó mua tôm to về bóc mất vỏ, bỏ đầu bỏ chân, chỉ giữ lại phần thịt thế này rồi đun nấu thì chất dinh dưỡng hao hụt hết còn gì. Thứ nhất, canxi tập trung ở chân và đầu tôm là nhiều mà mẹ bỏ mất.

Thứ hai, phần thịt chủ yếu chứa đạm, nhưng việc bóc vỏ tôm làm chất dinh dưỡng bị thất thoát, phân hủy trong quá trình đun nấu, thịt cũng không còn ngon ngọt nữa. Ăn như thế này còn đâu canxi và đạm cung cấp cho con?”

(Ảnh minh họa)

Em mới sửa sai: “Vậy thôi em không bóc vỏ bỏ chân nữa, e chỉ cắt bớt râu cho gọn, gỡ bỏ cục phân ở đầu rồi để nguyên vầy nấu luôn nha chị?”. Chị gật đầu nhưng lưu ý thêm rằng lúc ăn, nên bóc vỏ tôm bỏ đi chứ lớp vỏ này chất kitin dày, không thể tiêu hóa được đâu.

(Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Nếu ăn phải vỏ tôm, chất trong đó sẽ bài tiết ra ngoài. Vỏ tôm chỉ là chất kittin, vốn là chất tạo nên vỏ của các loại giáp xác, chứ không chứa nhiều canxi).

Chưa hết, chị ấy còn nói hầu hết người Việt Nam mình ham mua tôm to, con nào con nấy bự chảng. Tôm càng bự càng đắt tiền thì họ càng ghiền. Thực tế thì ăn tôm to chưa chắc tốt bằng ăn tôm nhỏ nha mấy mẹ ơi. Những loại tôm bé tí (tôm đất, tép, ruốc…) có thân hình rất nhỏ nên lớp vỏ của nó cũng khá mỏng, dạ dày có thể tiêu hóa được.

Khi ăn mấy loại này, mẹ chẳng cần bóc vỏ bỏ đầu gì hết, chỉ việc rửa sạch rồi xào, nấu canh là con có thể chén ngay và luôn. Ăn kiểu như vầy mới cung cấp được canxi cho cơ thể chứ. Trẻ mới cao lớn được chứ. Vậy mà bấy lâu nay, em toàn ham mua tôm to cho con ăn. Vừa đắt, vừa tốn công sơ chế mà lại chẳng được gì.

(Ảnh minh họa)

Hay nhiều mẹ còn có thói quen mua tôm khô về để dành nấu canh cho con ăn. Ăn kiểu này tuy ngon miệng, cung cấp lượng đạm cao cho cơ thể nhưng nhiều khi quá trình sơ chế, phơi khô không đảm bảo vệ sinh khiến con ăn vô bị đau bụng, tiêu chảy. Mẹ nên chọn mua tôm khô ở nơi uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nha.

Tôm nhiều dinh dưỡng là loại tôm sống tự nhiên. Tôm các mẹ hay mua ngoài chợ đa phần là tôm nuôi cho ăn thức ăn công nghiệp nên thịt ít ngon, ít dinh dưỡng. Đó là chưa kể có chỗ người bán hàng ham lợi tiêm nước, tiêm rau câu vào để tăng trọng lượng. Vậy mà các mẹ cứ nhồi nhét cho con ăn ngày này qua ngày khác cuối cùng cái con nhận được chẳng có là bao.

Rồi là cách kết hợp tôm với các thực phẩm khác cũng phải khoa học. Chẳng hạn không nên nấu hoặc ăn chung tôm cùng với bí đỏ, đậu nành, táo đỏ, thịt lợn, trái cây tươi nhiều vitaminC… vì chúng vừa triệt tiêu hàm lượng dinh dưỡng của nhau vừa tạo ra các chất có hại cho hệ tiêu hóa, độc cho cơ thể. Mẹ nên kết hợp tôm với các loại như hành, hẹ, cải thảo… sẽ phát huy hết công dụng của món ăn.

Nói mới nhớ, vậy mà em hay cho con ăn canh tôm bí đỏ, tôm kho đậu hũ, xong lại còn ăn cam quýt tráng miệng nữa bảo sao con tiêu hóa kém, biếng ăn, còi cọc không chịu lớn. Có thể nhiều mẹ sẽ bảo là chị y tá gần nhà em nói bậy. Các mẹ vẫn cho con ăn như vậy thường xuyên có sao đâu. Ban đầu em cũng thấy hơi hơi “lố” nhưng sau khi lên mạng và tìm hiểu em mới biết rằng chị ấy nói hoàn toàn có cơ sở.

Việc ăn uống không đúng cách kiểu này thường không gây tác hại ngay tức thì mà chúng sẽ âm thầm ảnh hưởng từ từ, lâu dài, đến khi ta lớn tuổi, già đi nó mới bắt đầu phát tác mạnh. Với lại, các mẹ cho con ăn, con hợp, tăng cân, cao lớn hay không hợp, ốm yếu, bệnh tật… còn tùy vào cơ địa từng bé nữa. Tốt nhất là ai thấy con mình đang có vấn đề về sức khỏe thì nên lưu ý, kĩ càng một chút để cải thiện tình trạng cho con.

(Ảnh minh họa)

À quên, cũng phải nhắc các mẹ một điều rằng, mặc dù thực phẩm nào đó có tốt bao nhiêu thì mẹ cũng chỉ nên cho con ăn ở mức độ vừa phải hợp với nhu cầu bé. Đừng vì nó ngon, bổ mà ép con ăn nhiều. Chẳng hạn với tôm này nè, nên cho con ăn một tuần 2-3 bữa thôi, như vậy con mới không chán ăn và hấp thu tốt hơn.

Theo WTT