6 cách từ chối khéo khi ai đó hỏi mượn tiền – Đảm bảo khỏi mất tiền mà không mất lòng

Mình nghĩ cái này nhiều người cần nè. Bản thân mình cũng thường xuyên bị hỏi cho vay tiền và ngày xưa ngu ngư ngơ ngơ ai hỏi cũng cho mượn xong bị quỵt mấy lần. Giờ thì khéo từ chối hết cho nhẹ người, không mất lòng mà cũng không sợ mất tiền.

Thì cũng biết là giúp người khi hoạn nạn là tốt đó, nhưng nhiều lần mình bị chơi quá nặng rồi. Hai vợ chồng thu nhập cũng kha khá, mấy họ hàng cứ mò sang mà mượn. Ban đầu tình nghĩa bên họ chồng, họ mượn nên cho họ ứng phó thôi, không muốn anh chị em trong nhà phải bị người ta siết nợ tới bán đồ hay đi vay nặng lại.

Xong, cho mượn cho đã, mượn có 5-7 triệu nói là cuối tuần trả, rồi ko biết bao nhiêu cái cuối tuần nữa, mỗi lần hỏi móc ra đưa cho vài trăm. Khoảng 3 th.á.n.g sau vẫn chưa trả hết. Mình bực quá về nói với ông xã mình ông xã nói biết tính họ từ trước tới giờ rồi còn cho mượn (vì bà con nhà a xã mà) khoảng 1 tuần sau anh xã xuống nhà người đó chơi, về nói sao mới trả.

Tưởng nhẹ người. Rồi cách đây đó thêm 1-2 tuần người bà con đó gọi điện lên nhờ mình mua dùm vé máy bay, mình nói ông xã chuyển đi vì ảnh trả thẻ cho tiện thì lúc này anh xã mình mới nói dạo trước xuống chơi bên đó ảnh cũng hỏi tiền giúp mình, họ vét túi dc 1triệu thôi, số còn lại là anh bù vào đua cho em đấy. Haiz, rồi mấy đứa bạn khác thờisinh viên cũng thế, lâu lâu 100-200 mượn mà không trả nó cứ than kẹt tiền trong khi nó cứ mua sắm quần áo giày dép.

Bao lần làm mình lộn ruột, bây giờ mình bị nhiễm cái thói là “thôi cứ mất lòng trước đặng lòng sau”. Người nào đáng tin cậy thì cho mượn, ai túng thiếu thường xuyên thì nghỉ. Đây là những cách từ chối cực hay mà mình đã dùng thành công, ai cần thì nên áp dụng:

1. Đã cho đứa khác mượn rồi

Cứ lôi ai đó ra. Ví dụ như: Trời ơi chị mượn em 10 triệu hả? Chị mà nói sớm 3-4 bữa trước là được rồi, em vừa cho cái Lan nó mượn để nó đi giải quyết công việc của nó. Nó than quá em cho nó mượn tới nay nó chưa trả em”

Còn trường hợp người đó hay mượn tiền mà ban cảm thấy câu trả lời trên vẫn chưa đủ đô, thì có dằn mặt thêm bằng vài câu “Trời ơi, chị mượn em hả. Th.á.n.g trước con C nó mượn em 7 triệu mà em đòi hoài không trả, em đang định gọi cho chồng nó coi nó mần ăn cái giống gì hay xài tiền kiểu gì mà cứ vay mượn hoài, đòi hoài không trả nè.

Ảnh minh họa

Em là em ghét mấy người mất uy tín lắm, nó mà không trả lời là em với chồng em hẹn lên công ty chồng nó,…”. Thử coi có ai dám sân si đòi mượn tiền nữa hay không.

2. Có thể giúp nhưng không phải là cho mượn tiền

Chẳng hạn có ai đó vay tiền, bạn có thể thay bằng những thứ sau:

Kiếm cho họ 1 công việc (nếu có thể)

Bao ăn uống và cho ngủ nghỉ nhờ vài hôm

Cùng tính toán lại nợ nần và cách thức thoát nợ cho bạn

Cho mượn thứ gì đó ngoài tiền. Chẳng hạn như cho mượn điện thoại cũ hoặc xe máy cũ

Bạn có thể giúp đỡ bạn bè hoặc người thân của mình bằng cách đó. Phương pháp từ chối này ít mang lại cảm giác thất vọng cho người đối diện. Giả như cái lần mà người họ hàng nhà mình kiu đặt vé máy bay giùm, mình trả lời dứt khoát “Anh chị chuyển tiền lên giúp em nha, em chịu khó đi ra ngân hàng rút xong mang tới tận đại lý mua vé cho, chứ em đang kẹt đóng tiền cho con giờ tạm chưa có tiền”. Thế là họ hết vòi mà cũng không thể bắt lỗi, vì mình cũng coi như nhiệt tình quá rồi còn gì.

3. Nói rằng bạn sắp phải mua thứ gì đó có giá trị lớn

Ảnh minh họa

Bất kể thứ gì, chẳng hạn như máy tính bảng cho bố, bộ quần áo cho mẹ, lo tiền học phí cho con, bất cứ thứ gì.

Cần phải nhớ nhấn mạnh vào tầm quan trọng của đồ vật đó hoặc người mà mình sắp mua đó. Chẳng hạn như “À, sắp đến kỷ niệm 3 năm ngày vợ chồng tao cưới. Vài hôm nữa tao phải chi tiền để mua dây chuyền vàng cho cô ấy rồi.”
Nghĩ xem, ai lại dám vay số tiền đấy của bạn chứ.

4. Nói rằng mình đang dồn tiền trả nợ

Đôi khi đối với những người phiền phức, bạn cũng cần có vài ba câu chuyện “bịa đặt” để đề phòng. Hãy nói rằng mình đang dồn tiền trả nợ từ sau khoảng thời gian XYZ nào đó. Rằng để tiết kiệm số tiền này bạn đã phải sống khổ sở như thế nào, chật vật như thế nào để gom góp đủ.

Phương pháp này bạn chỉ nên áp dụng với những người bạn “hờ” thôi nhé. Đây là những người không đáng để bạn phải bận tâm chứ đừng nói là móc hầu bao của mình ra để giúp đỡ họ. Có câu “tiền trong túi mình thì vẫn là của mình”, nhưng ra khỏi túi rồi thì lại là chuyện hoàn toàn khác.

Còn nếu người thân thì nói mua bảo hiểm cho con đi du học. Nói là mới mua gói Bảo hiểm mới, phải đóng tới 3-4triệu/th.á.n.g nên dạo này cũng không còn dư nhiều để cho mượn.

5. Hỏi ngược lại “vay khi nào trả?”

Ảnh minh họa

Một trong những phương pháp hữu hiệu tiếp theo đó là hỏi người vay xem khi nào họ sẽ hoàn trả. Nói là cũng đang cần tiền, tính th.á.n.g sau hỏi thử anh chị cho mượn ít bù vô để mua nhà, đặt cọc tiền nhà,….Hỏi họ là giờ cho mượn tạm rồi th.á.n.g sau trả + cho mình mượn thêm gấp đôi nha.

Sau khi họ trả lời ngay lập tức hãy tỏ thái độ đáng tiếc khi không thể giúp được họ bởi bạn sẽ cần số tiền đó trong thời gian ít hết. Vậy là hoàn thành, coi như vừa giúp người rồi, tại người từ chối thôi chứ không phải mình từ chối họ

6. Chỉ cần từ chối, thế thôi

Nãy giờ ở trên là đối với những người có q.u.a.n h.ệ thường xuyên liên hệ, liên lạc. Với những người không can hệ nhiều đến cuộc sống của bạn, hay những người thường xuyên tìm tới bạn để vay mượn, hãy cứng rắn nói KHÔNG với những người này. Chỉ đơn giản là KHÔNG, vậy thôi…

=> Bạn không muốn cuộc sống của mình trục trặc sau khi cho những người không cứng đáng này vay tiền chứ? Còn đối với những người thân thuộc, những người giúp đỡ bạn, hay những người có ý nghĩa với cuộc sống của bạn, hãy dẹp bỏ bài viết này ra một bên.

Hãy chìa tay giúp đỡ họ khi hoạn nạn, và cùng chia sẻ với họ để cùng vượt qua khó khăn này. Tiền bạc rất quan trọng, nhưng nếu giúp đỡ được những người mà bạn yêu quý thì điều đó còn quan trọng hơn. Còn thấy chìa tay không nổi thì cứ như mình nói “mất lòng trước được lòng sau” còn hơn “mất cả tiền lẫn tình”.

Theo WTT

"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."