Ấm ức bị chồng xúc phạm, vợ vào rừng ăn lá ngón khiến con 8 tuổi đi theo phải chết tức tưởi

“Chỉ vì phút suy nghĩ nông cạn, tôi đã vô tình dẫn con gái tìm đến cái chết. Nếu như hôm đó tôi không hồ đồ, bớt nóng giận thì sự việc đã không đau đớn như thế này. Giờ tôi phải sống như thế nào để rửa hết tội giết con đây”, chị Minh nức nở.

Trong phút nóng giận, người mẹ vào rừng tìm lá ngón ăn với ý định tự tử, cô con gái đi cùng thấy vậy cũng hái ăn theo. Người mẹ may mắn được cứu sống nhưng con gái thì đã mãi mãi ra đi.

Câu chuyện đau lòng từ việc mất mạng do ăn lá ngón của em Phạm Thị Phương (8 tuổi) đã từng xôn xao thôn 5, xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Bé gái 8 tuổi tử vong vì theo mẹ ăn lá ngón

Đã hơn hai tháng trôi đi kể từ ngày con gái qua đời, chị Hà Thị Minh (37 tuổi, mẹ của bé Phương) vẫn không thôi day dứt lương tâm vì nhớ thương con, vì ân hận, cho rằng mình là người đã gây nên cái chết cho con gái.

 

Chân dung bé gái bất hạnh

Sự việc xảy ra vào chiều ngày 12/5/2017, chị Minh và chồng cãi nhau vì bất đồng một số chuyện sinh hoạt gia đình. Ấm ức vì bị chồng nặng lời xúc phạm, trong phút nóng giận, chị Minh lên rừng tìm lá ngón ăn với ý định tự tử.

Thấy mẹ buồn khóc, bỏ lên rừng nên bé Phương cũng đi theo. Khi thấy mẹ hái lá ngón ăn, nghĩ lá đó cũng có thể ăn được nên bé Phương vô tư hái ăn theo mà không hỏi ý kiến mẹ. Ăn xong lá ngón, chị Minh đi về nhà mà không hề hay biết con gái đã ăn phải lá ngón.

Khi về đến nhà thì độc tố lá ngón phát tán, hai mẹ con Phương đều kêu đau đầu, lên cơn co giật, nằm bẹp trên giường. Được người thân phát hiện, chị Minh thì thào cho biết đã ăn lá ngón.

Mẹ con Phương được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng vì quá nặng, Phương đã tử vong. Người mẹ may mắn được cứu sống.

“Cả cuộc đời mẹ mang tội với con”

Chị Minh dáng người khắc khổ, da đen sạm, đầu tóc rối bù ôm đứa con út ngồi lặng trên chiếc chiếu. Nhắc lại quá khứ đau lòng, chị Minh lại khóc. Với chị, sự việc như vừa mới xảy ra ngày hôm qua, ám ảnh chị từng ngày.

Ấm ức bị chồng xúc phạm, vợ vào rừng ăn lá ngón khiến con 8 tuổi đi theo mẹ phải chết tức tưởi

Đến bây giờ chị Minh vẫn không thôi day dứt vì cái chết của con gái

“Chỉ vì phút suy nghĩ nông cạn, tôi đã vô tình dẫn con gái tìm đến cái chết. Nếu như hôm đó tôi không hồ đồ, bớt nóng giận thì sự việc đã không đau đớn như thế này. Giờ tôi phải sống như thế nào để rửa hết tội giết con đây”, chị Minh nức nở.

Phương người dân tộc thiểu số, là con gái đầu trong gia đình có 3 chị em. Cô bé được biết đến là một đứa trẻ hiền lành, ngoan ngoãn và rất chăm học. Nếu còn sống thì hết hè này Phương sẽ lên lớp 4.

Gia đình Phương nghèo khó. Thu nhập chính nhờ vào việc đi nương, rẫy trồng sắn, ngô. Hàng ngày cha mẹ đi làm, Phương gánh trách nhiệm ở nhà trông em, chu toàn cơm nước, giặt giũ.

Sự việc xảy ra đã hơn 2 tháng nhưng mỗi khi nhắc lại, dân bản nơi đây vẫn lộ rõ vẻ hoang mang. Họ thấy rùng mình khi nhớ lại hình ảnh đứa trẻ quằn quại trong đau đớn vì độc tố của lá ngón phát tán. Một đứa trẻ tương lai rộng mở lại phải chết tức tưởi vì lá ngón.

Bé đã nằm yên trong lòng đất, người thân cũng không muốn nhắc đi nhắc lại chuyện buồn vì sợ khơi thêm nỗi đau cho người mẹ, cho gia đình. Thế nhưng, bản án lương tâm vẫn giày vò người mẹ suốt ngày đêm.

2
Cây lá ngón

“Cuộc đời này tôi mang tội với con. Đáng ra, người phải chết là tôi. Vậy mà ông trời độc ác lại để tôi sống, bắt tôi phải dằn vặt suốt cả cuộc đời như thế này”, gạt nước mắt, chị Minh trải lòng.

Chia sẻ sự việc với PV, ông Phạm Văn Phương (chủ tịch UBND xã Trà Nam) thừa nhận sự việc đáng tiếc xảy ra trên địa bàn, đứa bé vẫn còn quá nhỏ. Sau khi sự việc xảy ra, phía chính quyền đã cắt cử người đại diện xuống chia buồn cùng gia đình.

Phía chính quyền địa phương đã tuyên truyền về độc tố của lá ngón dẫn đến chết người nên dân bản ai nấy đều biết rõ. Thậm chí còn phát động bà con lên rừng tiêu hủy loại cây này. Thế nhưng, đây là vùng dân tộc thiểu số, nhận thức còn quá hạn chế nên mới để lại hệ lụy đau lòng như trên.

(* Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi)

Theo Emdep

"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."