Từ tháng 8 này chị nào gửi tiền Ngân hàng cần phải nắm kỹ những việc sau nếu không muốn mất trắng
Theo như thông tin mới nhất mức bảo hiểm tiền gửi đã có thay đổi từ 5/8, nếu tổ chức tín dụng bị phá sản, người gửi tiền tiết kiệm sẽ nhận được số tiền bảo hiểm tối đa là 75 triệu đồng thay vì mức 50 triệu đồng áp dụng từ năm 2005.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây đã ký ban hành quy định về mức trả tiền bảo hiểm đối với tiền gửi của người dân tại các tổ chức tín dụng bị phá sản.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 24 Luật bảo hiểm tiền gửi quy định đối tượng áp dụng của Quyết định bao gồm những người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Từ ngày 5/8 Quyết định 21 của Thủ tướng ban hành quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm có hiệu lực.Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, được điều chỉnh tăng lên 75 triệu đồng. Hạn mức chi trả này đã bao gồm cả gốc và lãi.
Như vậy, nếu tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi hoặc phá sản, người gửi tiền sẽ nhận được số tiền bảo hiểm tối đa là 75 triệu đồng.Mức bảo hiểm tiền gửi áp dụng từ th.á.n.g 8 sẽ tăng 50% so với quy định hiện hành. Trước đó, hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi áp dụng từ năm 1999 là 30 triệu đồng và tăng lên 50 triệu đồng từ năm 2005.
Theo Luật Bảo hiểm tiền gửi hiện hành, bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Nói cách khác, dù số tiền người dân gửi vào tổ chức tín dụng là 100 triệu đồng, 500 triệu đồng hay nhiều hơn thì số tiền bảo hiểm tiền gửi chi trả cho người dân sẽ chỉ không quá 75 triệu đồng.
Tuy nhiên, ngoài khoản đền bù của bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, người gửi tiền sẽ nhận được tiền từ hoạt động thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng đó khi bị phá sản.
Theo Luật định hiện hành, nếu một ngân hàng phá sản, các tài sản còn lại của ngân hàng đó sẽ được ưu tiên tiến hành chi trả cho chủ nợ là các khoản vay đặc biệt đầu tiên, tiếp đến chính là những người gửi tiền, thứ ba là các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, đối tượng tiếp theo được xét duyệt chi trả là người sở hữu trái phiếu ngân hàng, thứ năm là các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là các cổ đông của nhà băng đó.
Tuy nhiên, việc tiến hành phá sản một tổ chức tín dụng và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng đó sẽ mất 1 khoảng thời gian rất dài, và khoản tiền người dân nhận được sớm nhất chính là khoản bảo hiểm tiền gửi.
Mức bảo hiểm tiền gửi dù được nâng lên 75 triệu đồng nhưng vẫn còn rất thấp so với điều kiện kinh tế hiện nay
Với quyết định này, hạn mức bảo hiểm tiền gửi tối đa dành cho các tổ chức, cá nhân khi gửi tiền vào ngân hàng (NH) thương mại trong trường hợp NH phá sản sẽ được bảo hiểm tiền gửi chi trả tối đa là 75 triệu đồng. Dù hạn mức chi trả đã được nâng lên so với con số 50 triệu đồng áp dụng từ năm 2005 đến nay nhưng nhiều ý kiến cho rằng mức này vẫn khá thấp bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô như GDP bình quân đầu người, lạm phát, tỉ giá, lãi suất…đã có nhiều biến động thời gian qua.
Chị Tú Anh (ngụ quận 9, TP HCM) cho biết khoản tiền nhàn rỗi gần 500 triệu đồng được chị gửi vào NH thương mại để hưởng lãi suất từ nhiều năm qua. Nếu NH nơi chị gửi tiền phá sản mà chỉ được bảo hiểm tiền gửi chi trả tối đa 75 triệu đồng là thiệt thòi. “Dù mức bảo hiểm tiền gửi đã nâng từ 50 triệu lên 75 triệu đồng nhưng với những người gửi vài trăm triệu, thậm chí nhiều tỉ đồng mà chỉ được chi trả tối đa 75 triệu đồng thì bất hợp lý quá” – chị Tú Anh băn khoăn.
Chuyên gia tài chính – TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng quyết định tăng mức chi trả bảo hiểm tiền gửi lên tới 50% nhưng số tuyệt đối quá nhỏ để có thể tính đến cải tổ toàn diện hệ thống NH. Bởi tái cơ cấu hệ thống NH liên quan nhiều đến tiền gửi và bảo đảm an toàn cho tiền gửi vì quá trình này có thể xảy ra những biến động. “Bảo đảm sự an toàn là vô cùng quan trọng, nên mức bảo hiểm này sợ khó nhận được sự đồng thuận của người dân” – ông Hiếu nói.
Trên thực tế, thu nhập của người dân hiện tại đã tăng khá cao so với nhiều năm trước. Người trung lưu cũng có thể gửi tới 200-300 triệu đồng, gồm sổ tiết kiệm, các tài khoản thanh toán chứ không còn mức phổ biến 50 triệu đồng như số liệu điều tra của hơn chục năm trước. Do đó, trong trường hợp có NH phá sản, đa số khách hàng sẽ phải chịu thiệt hại.
Theo các chuyên gia kinh tế, các quốc gia thường dựa vào ngân sách Chính phủ để định mức chi trả, bên cạnh nguồn thu phí từ các NH. Cụ thể, nhiều nước thường thu phí theo mức độ, tỉ lệ rủi ro của từng NH thương mại, NH nào có mức rủi ro cao phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cao và ngược lại. Trong khi ở Việt Nam, theo TS Nguyễn Trí Hiếu, các NH thương mại vẫn đóng cùng một mức phí như nhau nên rất khó cho nguồn tiền dùng để chi trả bảo hiểm tiền gửi. Với mức thu nhập bình quân hiện nay khoảng 50 triệu đồng/năm, mức chi trả bảo hiểm tiền gửi phù hợp phải là khoảng 200 triệu đồng, tương đương bằng 4-5 lần thu nhập như thông lệ thế giới.
Đại diện một số NH thương mại nhìn nhận khách hàng gửi tiền luôn muốn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cao hơn trong trường hợp NH thương mại phá sản. Nhưng con số thực tế còn tùy thuộc vào khả năng, nguồn lực của ngân sách nhà nước và cơ quan bảo hiểm tiền gửi. Việc tăng mức hạn mức bảo hiểm tiền gửi từ 50 triệu lên 75 triệu đồng hiện nay đã được xem là nỗ lực của cơ quan quản lý.
Theo WTT
"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."