Ông lão ăn xin cầm cái bọc rách tiến vào ngân hàng thì bị xua đuổi, coi thường để rồi chết đứng khi ông đổ thứ này trong bao tải ra

“Ông gò lưng, vác cái bao tải rách rưới bước vào ngân hàng mà ai nấy quay ra nhìn, cũng chỉ dành cho ông ánh mắt khinh miệt, coi thường…”

Lóc cóc vác cái bao tải bẩn thỉu, đồ nghề kiếm bữa cơm trong ngày của mình về nhà, mệt nhọc nhưng ông vẫn thấy vui lắm khi lũ trẻ trong xóm trọ nghèo tíu tít chạy ra kéo áo, đòi ông ôm chúng cho bằng được. Rồi ông ngồi xuống, lấy ra trong túi áo gói kẹo nhỏ chia cho lũ trẻ.

Chúng nó ôm chặt lấy ông, cúi đầu cảm ơn rồi chạy đi tiếp tục trò chơi đang dang dở của mình. Ông mỉm cười hiền hậu, đi về căn nhà nhỏ của mình. Mọi người cúi đầu chào ông. Vài người còn ngỏ ý mời ông sang dùng bữa tối nhưng ông lắc đầu từ chối. Ông không muốn làm phiền ai hết cả. Cuộc sống của ông ông vẫn tự lo được cho dù nó thực sự khiến ông thấy cô đơn.

Cách đây 40 năm, ông cũng là một chàng trai được nhiều cô gái theo đuổi nhưng ông chỉ đem lòng yêu thương duy nhất một người con gái. Đúng lúc ông và cô chuẩn bị bàn tính đến chuyện tương lai thì ông kinh hãi nhận được tin mình vô sinh trong một lần đến viện hiến tặng tinh trùng cho những người hiếm muộn.

Cánh cửa gia đình đóng sập lại trước mắt ông. Bản thân ông đã không hoàn hảo thì ông còn mang lại hạnh phúc cho ai được nữa đây. Ông chia tay tình yêu của mình trong đau khổ. Ông gần như mất hết đi nghị lực sống. Mái nhà ông gắn bó bao nhiêu năm nay bỗng trở thành áp lực. Mọi người nói ra nói vào nhiều quá, còn nhìn ông cứ như người khuyết tật. Không chịu nổi, ông quyết định rời khỏi mái ấm của chính mình, nơi nương tựa còn lại duy nhất của chính mình.

Cách đây 40 năm, ông cũng là một chàng trai được nhiều cô gái theo đuổi. (Ảnh minh họa)

Ông tìm đến xóm trọ này sinh sống bởi khi ấy trong túi ông chẳng có lấy một đồng. Toàn bộ những gì mình có, ông đã để lại tất cả. Không tiền bạc mà ông vẫn được mọi người trong xóm trọ này cưu mang, giúp đỡ. Lũ trẻ cũng gần gũi, quý mến ông. Ông hiểu, không sinh được con cuộc đời ông đâu hẳn đã là chấm hết. Ông vực mình dậy, đi tìm việc. Kiếm được tiền nhưng ông vẫn không rời khỏi xóm trọ nghèo. Ai cần gì giúp đỡ, ông luôn luôn sẵn sàng.

Nhưng cũng chỉ được một thời gian, sau đó vì áp lực công việc quá lớn ông đã quyết định nghỉ việc. Nghỉ việc rồi nằm nhà cũng chán, ông loay hoay tìm việc mới thì nhận được lời mời đi nhặt rác cùng lũ trẻ. Cũng quý mến lũ trẻ, ông nhận lời. Những ngày đầu mới làm, ông thấy chán lắm vì nó là công việc luộm thuộm, nhếch nhác nhưng nụ cười của những đứa trẻ, những con người hiền hậu ở bãi rác này đã giúp ông thấy được niềm vui trong công việc. Và thế là ông quyết định gắn bó cuộc đời mình với nó. Thế mà cũng được mấy mươi năm rồi.

Giờ đây mái tóc đã điểm hai màu, tuổi cũng đã bước sang 70, ông gần như chẳng còn đủ sức tiếp tục công việc ấy nữa. Nhưng cũng không thể để cuộc đời mình trôi qua trong những tháng ngày vô ích như vậy được. Nhìn những đứa trẻ trong xóm trọ nghèo, ông thấy thương chúng quá. Chúng cũng là những đứa trẻ ham học, ông muốn chúng có một tương lai tươi sáng hơn. Nhiều đêm suy nghĩ, ông quyết định làm điều đó…

Nhìn ông tỉ mẩn xếp từng đồng tiền ngay ngắn. (Ảnh minh họa)

Do cuộc sống cũng chỉ có một mình, lại không có ai chăm sóc nên đồ đạc của ông nhìn cái gì cũng cũ kĩ. Bộ quần áo lành lặn nhất nhưng cộng với cái vóc dáng nhỏ bé, gầy gò khiến ông chẳng khác gì một người ăn xin. Ông gò lưng, vác cái bao tải rách rưới bước vào ngân hàng mà ai nấy quay ra nhìn, cũng chỉ dành cho ông ánh mắt khinh miệt, coi thường.

Thậm chí, mấy cô nhân viên ngân hàng còn không buồn mời ông vào, tiếp ông nữa. Ông chẳng trách họ, một người như ông, đi vào ngân hàng trong bộ dạng này người ta nghĩ ông ăn xin cũng đúng thôi. Có lẽ ông nên làm gì đó để mục đích của ông được hoàn thành. Ông ra ngoài, ngồi xuống một góc cửa rồi từ từ đổ cái thứ mà ông mang theo trong bao tải ra đếm. Hành động của ông mau chóng thu hút sự chú ý của nhiều người rồi mỗi lúc một đông.

Nhìn ông tỉ mẩn xếp từng đồng tiền ngay ngắn, nhiều người khi nãy tỏ ý coi thường giờ đều cúi đầu hết cả. Không ít người xấu hổ, cúi xuống mở lời xin lỗi còn ngỏ ý giúp ông. Ông mừng lắm, ông chẳng trách họ đâu. Rồi nghe ông nói với cô nhân viên ngân hàng rằng ông muốn gửi số tiền này để những đứa trẻ trong xóm lao động nghèo của ông có cơ hội được đi học thì những giọt nước mắt bắt đầu rơi xuống.

Họ ngưỡng mộ, kính phục ông vạn phần. Cuộc sống này đúng là luôn xảy ra những điều kì lạ. Có những con người bảnh bao nhưng cách ứng xử thật tồi. Còn có những người trong dáng vẻ bần hàn, nhếch nhác lại ẩn chứa cả một tâm hồn cao thượng. Ông tin, dù ông không có con nhưng với cách sống, bằng hành động này của mình, ông sẽ có rất nhiều những đứa con khác.

Theo thể thao xã hội