Ngại mẹ quê mùa, con gái cưới không mời nhưng mẹ vẫn cầm đôi chỉ vàng tới, đang định đuổi đi thì đứng hình khi nghe mẹ nói câu này…

“Cô gái vì xấu hổ về người mẹ quê mùa nên không mời, tuy nhiên bà vẫn tươi cười cầm trên tay chỉ vàng đến dự ngày trọng đại của con. Khi cô cau mày định đuổi mẹ đi thì nhói lòng khi nghe bà nói câu…”

Hà vẫn nhớ như in chuyện hồi cấp 3:

– Ê, chúng mày nhìn kìa. Cô kia ăn mặc quê mùa dễ sợ luôn, chẳng hiểu thời trang từ thập kỷ bao nhiêu nữa. Ôi trời ơi, lần đầu tiên tao thấy có người mix quần tất 7 màu với quần dài đen đấy. Nhà quê thấy ớn luôn.

– Đâu… đâu, ai đấy???

– Kia kìa, bà cô đi xe đạp điện ý. Trời ơi, đang nhìn về hướng này kìa, là mẹ của mày hả, Hà?

Nhìn theo hướng tay chỉ của đứa bạn cùng lớp, Hà nhận ra người phụ nữ ăn mặc quê mùa đó chính là mẹ cô chứ còn ai vào đây nữa. Cái quần 7 màu ấy là quần tất mà cô vứt đi từ năm ngoái rồi cơ mà. Sao mẹ còn giữ lại làm cái gì chứ, thật là bực đến phát điên mà.

– Con đã bảo mẹ là đồ con vứt đi rồi thì mẹ đừng có lục lại rồi giữ để mặc cơ mà. Sao mẹ chẳng chịu hiểu gì hết là thế nào?

– Ơ, cái con bé này, đồ còn tốt như thế. Mới xước chỉ thôi, mẹ khâu lại rồi vẫn dùng tốt mà.

– Nhưng nó hết mốt rồi. Mà mẹ có tiền thì mẹ đi mua cho mình mấy bộ quần áo mà mặc, sao cứ mặc lại đồ của con làm cái gì nhỉ? Mẹ là thần giữ của đấy à.

– Mày cứ kệ mẹ đi, đồ vẫn dùng được thì vứt đi làm cái gì.

Ảnh minh họa

Mẹ càng như thế càng khiến Hà cảm thấy bức bối không chịu nổi, thi tốt nghiệp xong, dù có thể học ở trường đại học gần nhà nhưng cô kiên quyết vào Nam học để có thể tránh mẹ xa xa thêm một chút. Rồi, ngày lấy chồng, không thể để gia đình nhà gái không có ai đến đại diện được nên Hà đành gọi điện thông báo cho bố lên dự lễ cho đủ mặt nhà thông gia, nhưng:

– Alo, bố ạ. Cuối tháng này con lấy chồng rồi. Công việc của con bận rộn lắm nên con chỉ định mở tiệc trên này thôi. Còn ở quê thì đợi cuối năm sẽ dẫn anh ấy về nhà chào hỏi họ hàng sau.

– Cuối tháng lấy chồng rồi á. Sao gấp thế con? Bố mẹ còn chưa chuẩn bị gì cả. Tráp cưới rồi quần áo lo liệu đến đâu rồi.

– Bố mẹ không cần lo đâu. Nhà chồng con giàu lắm, anh ấy đã lo cho con đầy đủ hết rồi, chẳng thiếu thứ gì. Chỉ là, con cần bố lên đây vào hôm cưới để làm người đại diện cho nhà gái thôi.

– Đại diện hả, được rồi, bố hiểu rồi. Để bố bảo mẹ con chuẩn bị.

– Thôi. Thôi, bố đừng bảo mẹ làm gì. Mẹ mà lên đây rồi lại mặc kiểu quê mùa cũ rích ấy thì con ngại chết với nhà chồng con mất. Bố đừng nói gì nhé, chỉ mình bố lên thôi. Có gì có sẽ báo với nhà bên ấy là mẹ bị ốm là được. Thế nhé, con cụp máy đã.

Cứ tưởng nói với bố như thế rồi, nào ngờ, đúng hôm làm lễ, cô xách váy ra chỗ hẹn để đón bố thì chết sững khi thấy bóng ai đó giống mẹ mình đang đứng bên cạnh ông.

“Đã bảo với bố là đừng nói với mẹ rồi, thế mà ông ấy chẳng chịu nghe lời gì cả. Điên hết cả người, quê mùa thế này thì mình xấu hổ chết mất thôi. Phải đến bảo bà ý về ngay mới được, không thì lại rách việc ra”.

Ảnh minh họa

Nghĩ thế nên Hà xách váy định chạy nhanh đến chỗ bố để bảo mẹ về để rồi tình cờ nghe thấy bà nói với ông câu này:

– Tôi có mang đôi chỉ vàng đến mừng cưới nó, tí nữa khi nào người ta mời nhà thông gia lên trao thì ông cầm mấy cái nhẫn này đeo cho con bé nhé. Nhà chúng ta có nghèo cũng không được để thua kém nhà người ta quá.

– Thế còn bà thì sao? Đến đây rồi thì phải vào chào hỏi nhà thôn gia cho phải phép chứ.

– Thôi, mình cứ nói tôi là người giúp việc được rồi, đừng nói tôi là mẹ nó.

– Bà việc gì phải làm thế. Cái con bé này càng ngày càng quá quắt rồi. Có thế nào thì bà cũng là người đã sinh ra nó cơ mà.

– Thôi ông ạ. Cũng tại tôi quê mùa, muốn tiết kiệm chút tiền để dành dụm lo cho nó ăn học nhưng con cái không hiểu thì mình đành chịu thôi. Tôi tin sẽ có ngày cái Hà nó làm mẹ, rồi nó cũng sẽ hiểu được nỗi lòng của người mẹ này.

– Chả nhẽ bà định làm người giúp việc mãi sao? Lễ tết, giỗ chạp, người nhà người ta đến cũng sẽ biết thôi. Giấu 1 lần sao giấu 2, 3 lần được

– Thì mình giấu được đến đâu hay đến đó. Tôi không muốn ngày vui của con gái mà lại khiến nó phải khó chịu. Người mẹ nào sinh con ra chẳng mong sống đến ngày nhìn thấy con mình đi lấy chồng hả ông. Thôi cứ chiều theo ý cái Hà đi, tôi làm người giúp việc trông cũng hợp mà.

– Bà… thật là, chả hiểu con bé Hà nó nghĩ sao nữa. Nuôi con đúng là phí cơm phí gạo mà.

Nghe những lời mẹ nói với bố mà không hiểu sao nước mắt Hà rơi lã chã không ngừng. Cô vốn cứ nghĩ rằng mẹ mình là người ki bo, bủn xỉn nên mới bo bo giữ lấy mọi thứ không muốn vứt đi nhưng không ngờ bà lại vì cô, vì tiết kiệm chút tiền nuôi cô ăn học bằng bạn bằng bè nên mới như thế.

Vậy mà suốt bao năm qua, Hà vẫn cứ thản nhiên nhận những đồng tiền đó rồi trách móc bà như thể mình chẳng có gì sai cả. Cô chạy đến từ đằng sau, ôm chầm lấy lưng bà, nấc nghẹn: “Mẹ ơi, con… con xin lỗi. Là con có lỗi với mẹ nhiều lắm. Mẹ đừng trách con. Con xin lỗi mẹ”.

Theo thể thao xã hội