Muốn trẻ sơ sinh được khỏe mạnh, mau lớn nên tránh 10 điều kiêng kỵ trong dân gian này: Còn tốt hơn cả bùa cầu bình an!
Trong dân gian có rất nhiều kiêng kỵ dành cho trẻ nhỏ. Mẹ nào tin có kiêng có lành thì xem qua nha! Em xi nhan trước cái này dùng để tham khảo thôi ạ, không cổ súy các mẹ phải tin nha! Nhưng nhiều cái các mẹ áp dụng thấy an tâm hơn.
Hehe, cái này là kinh nghiệm cá nhân em thui!
Trẻ sơ sinh ngủ li bì
Các cụ trong nhà hay tin trẻ sơ sinh mà ngủ li bì, lay mãi không dậy là do ông bà về bắt. Do đó, mọi người trong nhà sẽ bắt đầu đi xin tóc mai của một người nào đó miễn là có họ hàng với đứa trẻ mà không phải là ba mẹ. Sau đó cắm sợi tóc này vào miệng thì bé sẽ dậy. Theo em thì người lớn bị cắm sợi tóc bất thình lình vào còn giật bắn, huống chi trẻ sơ sinh. Nhưng mẹ nhớ, nếu tin làm theo, không khéo xin nhầm tóc của người đang bị nấm đầu thì con sẽ mang bệnh nha!
Khi bé sơ sinh ra “ổ”
3 tháng 10 ngày là khoảng thời gian ở cữ theo quan niệm cũ. Khi em bé hết thời gian này, muốn bước ra ngoài phải bôi nhọ lên trán, nhà không có nhọ thì dùng son hoặc cầm theo con dao. Cách này được cho là bảo vệ bé khỏi vía dữ, trừ tà ma. Đây là cách ít gây hại cho sức khỏe của bé nhưng mẹ cũng phải cẩn thận nếu da con nhạy cảm thì không nhất thiết phải tin theo tục truyền thống này đâu nha!
Trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều
Trẻ nhỏ hay khóc đêm hay còn gọi là khóc dạ đề. Để chữa, dân gian dùng cách mượn cọc chuồng lợn nhà hàng xóm hoặc dùn con dao lụt ném xuống gầm giường. Nhưng theo y học hiện đại, hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi là do tăng nhu động ruột. Chỉ cần mẹ không răm rắp cho con bú theo giờ và nhớ cho bé bú hết một bên mới chuyển qua bên còn lại là ổn.
Khi trẻ bị nấc cụt
Dân gian dùng cách uống: 7 ngụm nước cho 7 vía bé trai và 9 ngụm nước cho 9 vía của bé gái để chữa nấc cụt. Hoặc dùng ngọn lá trầu không, sợi chiếu cói dán lên trán bé. Thực ra cách này là niềm tin tín ngưỡng dân gian chứ muốn bé hết nấc cụt thì đơn giản nhất là cho bé uống nước.
Khen bé sơ sinh
Khi ai vào nhà chơi thấy bé xinh, trắng trẻo, mập mạp đều không được khen. Ông bà gọi là quở, khiến mọi thứ ngược lại. Cái này nhiều gia đình kỵ lắm nên muốn mở lời nói gì cũng phải đệm vào quán ngữ “trộm vía”.
Bồng bé sơ sinh
Người xưa kiêng trao bé cho người khác bồng bế qua cửa sổ vì lo sợ sau này con sẽ hành nghề trộm cướp. Thiết nghĩ đây cũng là một niềm tin theo suy đoán là chủ yếu.
Bé bị ngã, dỗ mãi không nín
Một số gia đình khi con ngã đa, dỗ mãi không nín thì chỉ cần vẩy nước lên chỗ đau bé sẽ nín khóc ngay. Nghe có vẻ mê tín nhưng thực ra, nước lạnh dùng trong trường hợp này tương tự như cách giảm đau bằng đá của các vận động viên khi chấn thương. Vết thương được chườm lạnh sẽ giảm đau nhanh và bớt sưng nên bé mới thôi khóc nhè.
Khi trẻ hắt hơi
Khi bé hắt xì hơi, một số gia đình cứ đọc câu “Sống lâu trăm tuổi” như một câu bùa chú cầu phúc bình an cho con. Tin hay không tin thì cách này vô hại với bé nên tùy mẹ thôi nhé!
Bé còi, chậm lớn
Một số bé còi, chậm lớn được các cụ bế qua áo quan của người già bậc thượng thọ lúc đưa đám với hy vọng bé khỏe mạnh và chịu ăn nhiều hơn. Nhưng e rằng cách này quá mạo hiểm vì tử khí của người vừa mất có thể khiến bé bệnh nặng.
Tránh xa gương
Người xưa quan niệm trong gương có vong hồn thất lạc ẩn trú nên bé nhìn vào đó sẽ bị bắt vía, sợ hãi, hay khóc và hoảng loạn. Thực tế, ở phương Tây, các mẹ đã dạy trẻ soi gương từ khi 6 tháng tuổi để bé phát triển trí thông minh. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng gương soi vào bé chỗ nằm ngủ là điều đại kỵ trong phong thủy đấy!
(Theo WTT)