Lỡ chuyển tiền nhầm tài khoản thì dùng cách này, Ngân hàng sẽ chuyển trả đủ cho bạn
Không ít những trường hợp chuyển tiền nhầm tài khoản mà không biết làm sao, và thế là đành ngậm ngùi mất luôn số tiền đó. Sau nhiều lần bị mất tiền, bị nuốt tiền. Đây là cách mà em đòi lại tiền từ ngân hàng. Chia sẻ lại cho các chị em biết để có bị như em còn biết cách đòi tiền NH, khỏi thiệt thòi nhen.
Có trường hợp chuyển tiền nhầm tài khoản, sau khi tra được thông tin của người nhận số tiền đó rồi những vẫn không lấy lại được tiền. Thay vào đó người chuyển nhầm còn nhận được những câu nói như “tiền vào tài khoản ai thì người đó hưởng” hay thậm chí là “đã xài hết rồi”.
Nếu lỡ chuyển nhầm tiền:
Thì cũng liên hệ gấp Ngân hàng. Cung cấp thông tin để ngân hàng liên hệ người mà mình đã chuyển nhầm và nhờ họ giải quyết giùm.
Thông thường mình đừng làm dữ dội mà nên phối hợp với NH để giải quyết nhẹ nhàng và hiệu quả thì sẽ lấy lại được tiền. Còn mình mà la làng la xóm, thì bên nhận ghét họ không trả ráng chịu (NH sẽ không chịu trách nhiệm đâu, vì lỗi của mình nhầm chứ đâu phải lỗi họ và họ có quyền từ chối nữa kìa, lúc đó trình công an giải quyết mệt thêm).
Điều cần phải làm lúc đó là liên hệ ngay với ngân hàng của mình để trình báo sự việc. Ngân hàng sẽ tiến hành các bước kiểm tra, rà soát và liên hệ với ngân hàng chủ quản chuyển nhầm để thông báo cho chủ tài khoản đó và xử lý theo quy định.
Trường hợp nếu tài khoản của người bị chuyển nhầm có đủ số dư thì ngân hàng sẽ ngay lập tức yêu cầu thanh toán chuyển trả lại số tiền mà bạn đã chuyển nhầm.
Trường hợp nếu khách hàng đã rút tiền, không còn khả năng thanh toán hoặc khách hàng vãng lai không xác định được nơi cư trú thì ngân hàng chủ quản phải phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng như tòa án, công án… để áp dụng các biện pháp thu hồi lại tiền.
Người được chuyển nhầm sẽ bị khởi tố nếu không trả lại tiền
Khoản 1 Điều 599 Bộ luật Dân sự có quy định :
“Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền…”
Đối với người đã rút tiền xài hay nhận được tiền mà không chịu trả lại, bạn có thể kiện họ theo quy định trên.
– Ngoài ra khi người được nhận số tiền bị chuyển nhầm mà đã có thông báo từ ngân hàng về việc phải trả lại số tiền nhưng không trả lại thì sẽ bị truy tố hành vi chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự.
Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba th.á.n.g đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Ngoài ra, nếu gặp các trường hợp khác mất tiền như
1. Mất thẻ ATM (có thể bị kẻ gian móc/nhặt/cướp thẻ)
2. Chưa mất thẻ, vẫn giữ thẻ, nhưng cô tình để lộ thông tin cá nhân về tài khoản và mã giao dịch…,làm kẻ gian lợi dụng sơ hở rút tiền.
3. Không biết lúc nào lại lỡ truy cập các trang web giả mạo và bị mất tiền
4. Mua hàng qua mạng chuyển nhầm tiền vào tài khoản
5. Rút tiền mà máy ATM bị lỗi, không nhả tiền
6. Điện thoại bị hack, chúng dùng cách hack Mobile-Banking rồi rút tiền mình.
=> Thì cứ vẫn tiếp tục bình tĩnh để giải quyết nhá. Mình báo Ngân hàng khóa ngay tài khoản khi phát hiện nhe. Rồi chờ NH xác minh, giải quyết giùm. SDT có ghi sau thẻ đó.
Theo WTT
"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."