Giận dỗi bỏ nhà đi 13 năm trở về chuẩn bị cho cha ‘sáng mắt’, nhưng nhìn thấy mẹ, mọi chuyện đã quá muộn rồi

13 năm trước, trong thị trấn có một thiếu niên, tên là Lam Thông. Anh đã bỏ nhà đi chừng ấy năm mà không một chút tín tức. Khi trở về, chứng kiến sự đổi thay, anh chỉ biết giật mình sửng sốt, nước mắt rơi trong hối hận.

Năm ấy Lam Thông tốt nghiệp trung học cơ sở. Một đêm nọ, cha Lam Thông là ông Lâm khuyên nhủ cậu tiếp tục học lên trung học phổ thông, rồi học lên đại học. Nhưng Lam Thông lại cứng đầu cứng cổ nói rằng cho dù có bị đánh chết cũng không đi học nữa. Bản thân cậu vốn không phải là người thích hợp với chuyện học.

Tính tình của ông Lâm rất nóng nảy, ông khuyên bảo một thôi một hồi mãi không hết lời, nhưng con trai vẫn không chịu tiếp thu. Ông Lâm trong lúc tức giận đã giơ tay tát vào mặt Lam Thông và quát lớn: “Không đi học, mày cút ngay cho tao!”

Lam Thông không hề khóc mà hai mắt đỏ hoe cũng quát lại: “Cút thì cút! Ông đừng có hối hận.” Nói xong, Lam Thông liền chạy ra khỏi cửa, mẹ cậu đuổi theo sau gọi thế nào cũng không được. Lam Thông biến mất trong đêm tối một cách nhanh chóng. Lúc này, ngoài trời lại mưa to gió lớn.

Ảnh minh họa

Sau khi con trai bỏ đi, ông Lâm có chút hối hận. Nhưng trong lòng nghĩ bên ngoài đang mưa to, một lúc nữa thằng bé sẽ quay trở về thôi. Cứ như vậy, ông Lâm ngồi im như tượng cho đến nửa đêm cũng không thấy Lam Thông quay về. Lúc nãy ông mới phát hoảng, bước ra khỏi nhà, bước chân ngắn chân dài chạy vội đến nhà họ hàng bạn bè để tìm con. Vào đêm hôm đó ông Lâm không những không tìm được con trai mà còn trượt chân té ngã, rơi xuống dưới núi, bị ngã gãy chân, khớp xương bị vỡ vụn, phải vào nằm viện.

Ông Lâm nằm viện nhưng vẫn lo lắng cho Lam Thông, khắp nơi nhờ người nghe ngóng tìm kiếm nhưng cũng không có tin gì của con trai. Ông Lâm nằm trên giường bệnh cũng không chịu nổi nữa, chân vẫn chưa lành lại nhưng đã bước xuống giường, bắt đầu tự mình đi tìm, nhưng vẫn không tìm được con, ngược lại còn bị què mất một chân. Từ đó, ông không thể làm được những công việc nặng nhọc nữa.

Lam Thông bỏ đi từ đêm ấy và không có tin tức gì.

13 năm sau, vào một ngày mưa bão, có một chiếc xe hơi sang trọng lái vào trong thị trấn. Chiếc xe chạy thẳng đến trước ngôi nhà cũ nát của ông Lâm. Cây hòe trước cửa nhà vẫn xanh mướt. Từ trên xe bước xuống một thanh niên ăn mặc sành điệu, vừa nhìn là thấy ngay tuổi trẻ tài cao.

Người thanh niên này không phải là ai khác chính là cậu bé Lam Thông đã bỏ nhà đi 13 năm. Trong suốt 13 năm qua, Lam Thông ở bên ngoài chịu đủ mọi khổ sở nhưng cậu vẫn cắn răng chịu đựng mà sống. Từ một anh công nhân làm ở công trường, nhờ vào sự thông minh và nghị lực của mình, ngày nay anh trở thành triệu phú.

Nhưng trong khoảng thời gian ấy, anh chưa từng liên lạc với gia đình một lần nào. Trong nhà không có điện thoại nên anh cũng không cách nào liên lạc với gia đình. Bây giờ cậu đã thành công, khăn gói về quê thăm lại gia đình. Trong cốp xe phía sau đựng toàn là tiền mặt, cậu muốn cha mình nhìn thấy, cậu đã kiếm được nhiều tiền.

Cả đời này cha cậu chưa từng nhìn thấy số tiền lớn như vậy. Lam Thông chỉ muốn nói với cha mình, không đi học, cậu cũng có thể sống rất vẻ vang.

Lam Thông từ trên xe bước xuống, rồi đẩy cửa ra.

Ảnh minh họa

Trong nhà, có một bà mẹ già yếu đang ngồi. Lâu ngày mới được về nhà, đôi mắt Lam Thông đỏ hoe, đứng sừng sỡ ở trước cửa nhà. Người mẹ nghe thấy tiếng mở cửa, nhắm tịt mắt hỏi: “Ai đó?”

Lam Thông hơi cứng họng nhưng vẫn cố gắng nói một cách trong trẻo: “Mẹ, con trở về rồi!”

Bà mẹ sững người lại một lúc lâu, đôi mắt khô cằn của bà mẹ chảy ra hai dòng nước mắt: “Thông ơi, là con sao? Thực sự là con sao?”`

Lam Thông gật đầu trong nước mắt. Nhưng bà mẹ lại không nhìn thấy, chỉ loạng choạng đứng bật người dậy, mò mẫm bước về phía trước, suýt nữa té ngã. Lam Thông bước đến đỡ lấy mẹ mình: “Mẹ ơi, là con, con là Thông đây, mắt của mẹ làm sao vậy hả?”

Hai tay của bà mẹ run rẩy, sờ lên khuôn mặt của Lam Thông mà vui mừng đến phát khóc. Bà mẹ đã bị mù. Từ sau khi Lam Thông bỏ đi, bà mẹ tưởng nhớ con thành bệnh, ngày đêm khóc lóc. Cuối cùng vẫn không thắng nổi thời gian, bà đã không còn nhìn thấy ánh sáng nữa.

Lam Thông ôm chằm lấy mẹ mình, nước mắt ròng rã. Nhưng cuối cùng cậu vẫn bình tĩnh lại để hỏi: “Ba con đâu? Ông ấy vẫn còn giận con sao?”

Người mẹ im lặng, cuối cùng chỉ có thở dài, nói nhỏ: “Ba con, đã đi rồi…”

Sau khi Lam Thông đi khỏi, ông Lâm bị ngã gãy chân, suốt ngày than thở buồn khổ. Những lúc rảnh rỗi, ông đều ngồi dưới cây hòe trước cửa nhà trông ngóng con trai quay về. Đáng tiếc là sức khỏe của ông Lâm mỗi ngày một yếu đi, ông đã chờ đợi suốt năm này qua tháng khác cũng không đợi được tin tức của con trai nên cuối cùng đã rời bỏ cuộc đời này.

Ảnh minh họa

Lam Thông thực sự không dám tin tất cả những chuyện này.

Người mẹ lại nói với Lam Thông rằng trước khi ông Lâm qua đời, chỉ để lại một câu di ngôn. Ông Lâm nói: “Bà nó ơi, tôi không xong rồi, nếu như có một ngày con trai của chúng ta quay trở về, xin hãy giúp tôi nói một câu xin lỗi với con trai. Tôi không nên tát nó. Hãy bảo nó nhất định phải tha thứ cho tôi, nhất định…”

Lam Thông nghe xong những lời này của mẹ bèn quỳ sụp xuống vũng bùn ở ngay trước cửa nhà, gào khóc: “Ba ơi, là con trai bất hiếu…”

Người ta đều nói con cái là món nợ của cha mẹ, nhưng cha mẹ không hề oán trách mà gánh vác món nợ này cả đời. Cho nên mới có câu: “Ai nói mầm cỏ non báo đáp nổi ánh nắng ba tháng xuân”. Câu nói đó có nghĩa là con cái không bao giờ báo đáp được hết công ơn dưỡng dục to lớn của cha mẹ mình.

Trước giờ cha mẹ không bao giờ yêu cầu con cái xoay quanh quỳ gối, cùng tận hưởng niềm vui yên bình mà chỉ cần con cái khỏe mạnh, vui vẻ là cha mẹ đã thỏa mãn, không mong cầu gì nữa. Đây chính là mong ước nhỏ nhoi của cha mẹ của chúng ta.

Có lẽ trong lòng mọi người thì người sáng tạo thành tích huy hoàng, mới được gọi là người vĩ đại. Nhưng ở trong lòng của con cái, người cha người mẹ bình thường chính là vĩ đại nhân. Bổn phận của con cái là phải biết ơn cha mẹ mình, phải biết chữ Hiếu mà đối xử với người đã sinh ra ta, cho ta cuộc đời và cuộc sống. Vì thế, hãy tận dụng những năm tháng còn lại của cuộc đời mà trả cái ơn sâu nghĩa nặng này, đừng để sau này phải hối hận.

Nguồn: ĐKN