Trong lúc đang ‘mâ.y mư.a’ với chồng thì em gái gõ cửa, gọi em vào giữ chân để chồng qua.n h.ệ
Lớn lên trong hoàn cảnh gia đình “tan đàn xẻ nghé”, cha thì đau ốm liệt giường, mẹ vì mải lo bươn chải, đi sớm về khuya, không chăm lo dạy dỗ được con cái, chồng sinh nghi… gia đình lục đục, mâu thuẫn. Đứa con gái mới lớn – Phạm Thị Huyền sớm dính vào yêu đương rồi bỏ bê học hành.
Bước lên xe hoa lúc mới 16 tuổi, vốn đã không còn “con gái” nên luôn bị người chồng trẻ dằn vặt, chì chiết về việc mình là “gái hư”.
Chẳng biết “ma xui quỷ khiến” thế nào, cô gái trẻ dại dột âm thầm toan tính, “dâng” đứa em gái ruột – Phạm Thị Phú Quý mới tròn 7 tuổi cho chồng để giúp chồng thỏa mãn dục vọng, đồng thời bồi thường “trinh tiết” cho chính bản thân mình. Đau lòng hơn, không chỉ một lần mà Huyền còn cho chồng “thỏa mãn” dục vọng với em gái mình đến lần thứ 2.
Tòa phúc thẩm TAND TPHCM tuyên y án sơ thẩm đối với Đặng Lý Tưởng (24 tuổi, quê Tây Ninh) mức án 14 năm tù và Phạm Thị Huyền (18 tuổi, vợ Tưởng) 7 năm tù cùng về tội hiếp dâm trẻ em.
Huyền kết hôn với Tưởng nhưng chưa có con và thường xuyên về nhà mẹ chồng chơi. Trong những lần về nhà chồng, Huyền thường chở em Q. (SN 2005, em ruột Huyền) về theo.
Một ngày tháng 7/2013, trong lúc vợ chồng Huyền đang “mây mưa” thì cháu Q. gõ cửa. Lúc này, Huyền bật dậy lôi cháu Q. vào “cùng vui”. Huyền đã nhẫn tâm cởi đồ em gái mình, giữ hai chân Q. cho Tưởng thực hiện hành vi giao cấu.
Ngoài lần này, Huyền còn cho Q. ngủ chung với vợ chồng mình và hai lần giữ chân em gái cho chồng quan hệ.
Biết được hành vi đồi bại, mất tính người của con gái và con rể, gia đình đã dẫn cháu Q. đến công an trình báo, tố cáo hành vi phạm pháp và trái đạo đức này.
Câu chuyện là một lời cảnh tỉnh trong cách dạy dỗ và giáo dục con của các bậc cha mẹ, có lẽ vì gia đình thiếu đi sự quan tâm sâu sát của cha mẹ, không có ai quản lý, dạy dỗ, nhất là con trẻ đang độ tuổi mới lớn, đấy là nguyên nhân chính dẫn đến bị kịch đau lòng này.
Luật sư nói gì?
Luật sư Nguyễn Thành Công, Đoàn Luật sư TP.HCM đã có những nhận định, chia sẻ về sự việc:
Hành vi phạm tội ngoài sức tưởng tượng
Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm nhận định tính chất của vụ án là đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của hai bị cáo là nguy hiểm cho xã hội khi đã lợi dụng sự ngây thơ, non nớt của cháu Q. để thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần trong khi Q. chính là em ruột của Huyền. Tại thời điểm xảy ra vụ xâm hại, Q. chỉ mới 7 tuổi 11 tháng, đây là lứa tuổi được nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm, chăm sóc.
Hành vi của các bị cáo là trái đạo đức xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự và nhân phẩm; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý và nhân cách của bé gái.
Trong vụ án này, hai bị cáo quan hệ sinh lý giữa ban ngày, tình cờ cháu Q. phát hiện thì lẽ ra Huyền phải có cách xử lý thích hợp để tránh việc em ruột mình tiếp tục trông thấy chuyện chăn gối vợ chồng; nhưng đằng này Huyền lại chủ động tạo điều kiện thuận lợi, giúp sức cho chồng mình giao cấu với em. Mặc khác, với sự tiếp sức của vợ, Tưởng đã tiếp nhận và thực hiện mạnh mẽ hành vi của mình. Các bị cáo thực hiện hành vi trái đạo đức 3 lần trong nhiều ngày liên tiếp.
Góc độ luật pháp: Thể hiện khá đầy đủ sự nghiêm khắc
Hiếp dâm là loại tội phạm gây nhiều bức xúc cho xã hội, bị dư luận cực lực lên án và pháp luật trừng trị rất nặng nề. Đặc biệt, với loại tội phạm hiếp dâm trẻ em, mà nạn nhân chính là người thân hoặc ruột thịt của các “yêu râu xanh” thì sự lên án này càng mạnh mẽ, bởi ảnh hưởng rất to lớn đối với đời sống tương lai của nạn nhân và tác động tiêu cực đối với xã hội. Rõ ràng đây là sự lệch lạc, biến thái, suy đồi đạo đức và tán tận lương tâm của những kẻ thực hiện loại hành vi tày trời này.
Luật pháp xác định đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng, nên có biện pháp chế tài rất nghiêm khắc, khởi điểm của tội “Hiếp dâm trẻ em” (Điều 112 BLHS) là 7 năm cho đến mức cao nhất của khung là tử hình – thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, không còn có thể cải tạo sửa chữa mà buộc phải loại bỏ khỏi xã hội.
Xem xét chi tiết điều văn cho loại tội danh này, thấy rằng pháp luật không khoan nhượng với loại tội phạm này khi quy định dấu hiệu đặc tả nhấn mạnh vấn đề đạo đức của chủ thể khi thực hiện hành vi “có tính chất loạn luân”. Đây là tình tiết định khung hình phạt nặng so với khung cơ bản của điều luật mà mức hình phạt từ 12 đến 20 năm. Rõ ràng thái độ của xã hội là rất khắt khe với loại tội phạm này.
Vụ án hiếp dâm trẻ em mà Tòa Phúc Thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xét xử vừa qua đối với vợ chồng Đặng Lý Tưởng và Phạm Thị Huyền đã thể hiện khá đầy đủ sự nghiêm khắc này khi giữ nguyên hình phạt 14 năm với Tưởng và 7 năm với Huyền, dù hai bị cáo kháng cáo bản án của TAND Tỉnh Tây Ninh xin giảm nhẹ.
Góc độ về tính trừng trị và giáo dục: Chưa thật nghiêm khắc
Không thể giải thích suy nghĩ của hai bị cáo này khi hành động với chính nạn nhân là em ruột và em vợ của mình, chỉ mới hơn 8 tuổi và hành vi còn thực hiện nhiều lần.
Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó có thể lý giải rằng, tuổi của hai bị cáo quá trẻ khi kết hôn và khi phạm tội. Nhận thức xã hội của hai bị cáo chắc chắn có vấn đề lệch lạc khi thực hiện hành vi ngoài sức tưởng tượng của con người.
Bị cáo Huyền, người giúp chồng thực hiện hành vi hiếp dâm với em ruột mình khi phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi, nên đã được áp dụng chính sách nhân đạo trong bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên, vì vậy mức hình phạt đã dừng ở 7 năm tù.
Với khoảng cách hơn 6 tuổi so với vợ, bị cáo Tưởng lẽ ra phải có suy nghĩ chín chắn trước hành động của mình, nhưng vẫn quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội, xâm phạm luân thường đạo lý, tán tận lương tâm khi chỉ nhằm thỏa mãn thú vui xác thịt, nhu cầu nhục dục mà xâm hại đến em ruột vợ, một trẻ em.
Dù mức hình phạt là 14 năm, nhưng quả là chưa tương xứng với hành vi tàn tệ mà bị cáo này gây ra và phải gánh chịu. Có thể Tòa căn cứ vào hậu quả thực tế trên cơ thể, tâm lý hiện tại của cháu bé mà xác định mức hình phạt nhẹ cho Tưởng, nhưng chắc chắn về lâu dài, cháu bé sẽ có những tổn thương trầm trọng về tâm thần mà ngay lúc này chưa có biểu hiện.
Ở góc độ về tính trừng trị và giáo dục, thì mức hình phạt này là chưa thật nghiêm khắc. Bởi với hành vi của mình, bị cáo Tưởng đã bị truy cứu ở Khoản 4, Điều 112 với nhiều tình tiết tăng nặng như: “phạm tội có tính chất loạn luân”, “Phạm tội nhiều lần”,…thì khung hình phạt cao nhất đến tử hình.
Khi lượng hình phạt, tòa đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ mà cấp sơ thẩm đã xem xét như đại diện bị hại cũng là mẹ bị cáo Huyền có đơn bãi nại, nhận thức pháp luật có phần hạn chế, cả hai bị cáo thành khẩn khai báo, có thái độ ăn năn, hối cải, đầu thú…Ngoài ra, bị cáo Tưởng có ông nội là liệt sĩ.
Theo Xã Luận
"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."