“ Vượt cạn ” xong dù mệt thế nào, mẹ bầu cũng nhớ làm ngay 5 việc này để sau con ít ốm vặt lại tăng cân vù vù
Các mẹ ơi, sau khi “vượt cạn” dù mệt đến đâu các mẹ cũng đừng ỷ lại toàn bộ cho bác sĩ và ông bà nội ngoại mà hãy nhớ chủ động làm những việc này để bé luôn phát triển tốt nhé!
Sau 9 th.á.n.g 10 ngày vất vả mang bầu, có lẽ chẳng người mẹ nào có thể quên được khoảnh khắc thiêng liêng khi thiên thần nhỏ của mình chào đời. Đến giờ em vẫn nhớ mãi cái giây phút sinh cu Bon. Con sinh thường nặng 3,1 kg nên trộm vía khỏe mạnh, nhìn khuôn mặt đỏ hỏn, tay chân bé tẹo của con mà xúc động rớt nước mắt.
Lần đầu sinh nên em rất lúng túng, cũng vì mệt nữa nên em không biết phải làm gì để chăm sóc con. Lúc ấy bà nội đã đặt Bon vào lòng em rồi bảo rằng: Con vừa sinh ra rất cần hơi mẹ, ôm con đi nào.
Đúng là chỉ khi ôm con, em mới cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng đến nhường nào. Các mẹ ơi, sau khi “vượt cạn” dù mệt đến đâu các mẹ cũng đừng ỷ lại toàn bộ cho bác sĩ và ông bà nội ngoại mà hãy nhớ chủ động làm những việc này để bé luôn phát triển tốt nhé!
1. Ôm ấp con da kề da
Trước đây, nhiều người có quan điểm là phải sau 4-5 tiếng thì con mới được bú sữa mẹ tuy nhiên ngày nay ai cũng phải công nhận rằng phương pháp da kề da mới thực sự tốt cho bé.
Chỉ một hành động ôm ấp con ngay từ khi lọt lòng là mẹ đã giúp bé ít đối mặt với nguy cơ bị hạ thân nhiệt hơn, thở tốt hơn và ít gặp những cơn ngừng thở… Hơn nữa, khi không bị cách ly với con mẹ sẽ tăng cường được mối tương tác mẹ con, tăng khả năng chăm sóc con cũng như giảm lo lắng và sợ hãi.
2. Cho con bú sữa non
Vì sữa non đặc sánh, màu vàng nhạt, rất giàu chất đạm, kh.á.n.g thể, vitamin A và bạch cầu nên lượng đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành.
Sữa non được tiết ra từ những giờ đầu cho đến hết tuần đầu sau đẻ giúp bé tránh được dị ứng và một số bệnh nhiễm khuẩn. Nếu bé được bú sớm và bú đều đặn trong 6-9 th.á.n.g đầu, trẻ sẽ không bị mắc các bệnh như sởi, ho gà; ít bị viêm đường hô hấp và tiêu chảy…
Bên cạnh đó, động tác mút sữa ban đầu của trẻ khi bú sớm không chỉ giúp tận hưởng nguồn sữa non quý giá mà còn là bước chuẩn bị quan trọng cho sự tiết sữa của mẹ sau này.
3. Tiêm ngừa vắc xin
Dù mệt mỏi tới đâu, mẹ cũng đừng quên cho bé tiêm ngừa lao, viêm gan siêu vi B sau 24h sinh.
Sang ngày thứ 3 trở đi bé được lấy máu gót chân, để tầm soát 2 bệnh lý dễ mắc phải, đó là suy giáp trạng bẩm sinh và thiếu men G6PD.
Mẹ nhất định phải nhớ làm cho con những điều này vì tiêm ngừa và lấy máu gót chân giúp cho chất lượng sức khỏe của con khỏe mạnh và thông minh.
4. Kiểm tra phân và nước tiểu của con
Đối với trẻ sơ sinh, việc kiểm tra phân và nước tiểu là việc làm cần thiết để cha mẹ biết được sức khoẻ của trẻ. Thông thường, trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sẽ bài tiết phân su.
Phân su thường có màu lục đen, đặc dính, không có mùi thối. Còn nếu sau 48 giờ mà trẻ không đi tiểu thì nên xem xét xem hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ có phải trong nước tiểu của trẻ có nhiều urat kết tinh gây tắc nghẽn ống tiểu thận. Nếu lượng urat nhiều mà lượng protein ít thì trẻ có thể bài tiết nước tiểu có màu đỏ, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước thì sẽ điều chỉnh được.
Nếu sau khi cho trẻ uống nhiều nước mà vẫn không thay đổi thì các mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.
5. Nghỉ ngơi hoàn toàn
Sau sinh là thời điểm các bà mẹ bỉm sữa cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn để cơ thể hồi phục nhanh và sớm thích nghi được với việc chăm sóc con nhỏ.
Trong thời gian này, các chị hãy tranh thủ sự trợ giúp từ chồng và người thân trong gia đình để có thêm thời gian nghỉ ngơi, ngủ ngắn trong ngày…. Một khi mẹ đã hồi phục tốt sức khỏe thì nhất định bé sẽ được hưởng lợi từ nguồn sữa dồi dào và có chất lượng hơn.
Theo WTT