Con trai 7 tuổi suốt ngày bỏ học, về bị mẹ đánh tím tái chân rồi bắt nhịn đói, nửa đêm hàng xóm gọi điện báo chạy ra sông ngay thì thấy bức thư đáng sợ

Mới chỉ 7 tuổi, nhưng cậu bé đã có những biểu hiện như lầm lì, ít nói và kết quả học tập thì kém nhất lớp.

Câu chuyện diễn ra đã lâu và là bài học không chỉ dành cho những thành viên trong gia đình ông Tùng bà Thi mà còn khiến nhiều bậc phụ huynh khác phải cẩn thận lời ăn tiếng nói trước mặt con cái.

Một nhà tâm lý học đã chia sẻ như thế này sau khi nghe câu chuyện về cậu con trai 7 tuổi tên Khôi của gia đình này: “Chúng tôi vẫn thường nói với nhau rằng, trên đời không có đứa trẻ nào bất thường về tâm lý hết, chúng là tấm gương phản ánh chính xác những gì bố mẹ chúng làm.”

(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Quả đúng là như vậy, bé Khôi mới chỉ 7 tuổi nhưng đã thường xuyên có biểu hiện lầm lì, đến lớp không chịu trò chuyện với bạn bè trong lớp. Cậu bé thường chỉ ngồi một góc mỗi giờ ra chơi với ánh mắt vô hồn. Điều khiến giáo viên chủ nhiệm của Khôi lo lắng nhất chính là những bức tranh cậu bé vẽ về chủ đề gia đình không hề có bố mẹ, trong khi thực sự thì Khôi là con trai trong một gia đình khá giả, có điều kiện.

Ông Tùng là người hoạt động trong giới truyền thông, trong khi bà Thi là giám đốc một công ty tổ chức sự kiện khá nổi tiếng. Chính vì vậy ngoài thời gian dành cho công việc thì thời gian cho gia đình vô cùng ít, vợ chồng không có thời gian quan tâm lẫn nhau, cùng với áp lực công việc khiến mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh giữa hai người, đặc biệt là trong phương pháp dạy dỗ con cái.

(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Từ bé Khôi đã khá thông minh, cậu bé học hỏi những thứ được dạy rất nhanh, nhưng không hiểu sao từ khi được cha mẹ gửi vào học trường quốc tế thì Khôi trở nên lầm lì, kết quả học tập luôn chỉ xếp hạng trung bình tại lớp. Thấy con có sức học yếu, cha mẹ Khôi bắt đầu lo lắng, tìm nhiều trường lớp cho con đi học thêm. Thế nhưng vẫn không có kết quả, sức học của Khôi vẫn chỉ như vậy, không hơn được chút nào.

Ngày diễn ra bi kịch với gia đình ông Tùng bà Thi là ngày Khôi nhận được bảng điểm thi hết học kì I tại trường. Quá mệt mỏi với công việc tại công ty, bà Thi dường như không giữ được bình tĩnh, bà bắt đầu vừa mắng vừa đánh cậu bé và bắt cậu bé vào phòng học và không cho ăn tối.

Bà Thi cho hay, khi đó bà cũng khá hoang mang bởi dù bị đánh đau nhưng Khôi không hề khóc lóc hay xin lỗi mẹ như trước, cậu bé cứ lầm lì nhìn thẳng vào mắt bà mà thôi.

Sau đó cả hai vợ chồng bà cãi nhau rất to, họ đổ lỗi cho nhau vì quá tham lam công việc mà không dành thời gian dạy dỗ con cái. Ông Tùng tức giận đập phá đồ đạc rồi bỏ ra ngoài đến nửa đêm mới về. Đêm đó, bà Thi cũng trằn trọc không thể ngủ được, ông Tùng vì chưa nguôi giận nên quyết định ngủ trong phòng đọc sách. Khoảng 3 giờ sáng, bỗng bà Thi nhận được một cú điện thoại từ hàng xóm cho hay thấy đôi dép và một bức thư của bé Khôi viết gửi cha mẹ bên sông, yêu cầu ông bà đến ngay lập tức.

Nghe tin như sét đánh ngang tai, ông bà đến bờ sông gần nhà và phát hiện bé Khôi đang được các nhân viên cứu hộ ủ ấm cơ thể. Thì ra cậu bé đã tìm cách nhảy xuống sông tự tử nhưng rất may có người dân nhìn thấy và kéo lên. Bà Thi nhìn thấy con như vậy liền chạy tới ôm con và nước mắt dàn dụa. Ông Tùng cầm bức thư cậu bé để lại mà không thể cầm được nước mắt.

(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Đó là bức tranh cậu bé vẽ về hình ảnh cả gia đình đi chơi cùng nhau tại công viên, trước khi đi xuống sông Khôi có viết lại rằng: “Con yêu cả bố và mẹ nhiều lắm, con muốn gia đình mình được vui vẻ như thế này.”. Sau đó, Khôi được bố mẹ cho tới gặp bác sĩ tâm lý, sau khi được tiếp xúc bằng phương pháp khoa học bác sĩ tâm lý cho hay:

“Cháu bé bị ảnh hưởng vì thường xuyên thấy bố mẹ cãi nhau, lớn tiếng với nhau. Kết quả học tập tại trường không tốt khiến cậu bé bị bạn bè chê cười, giáo viên trách mắng.

Về nhà lại bị mẹ đánh và phạt vì điểm số không được như mong đợi. Giai đoạn bước vào lớp 1, những đứa trẻ tâm tư có nhiều xáo động. Thời điểm này, trẻ cần sự chia sẻ, thấu hiểu từ cha mẹ chứ không phải trách mắng.

Thế nhưng, trong gia đình triền miên đấu khẩu khiến đứa trẻ cảm giác rơi vào sự cô đơn, chán nản, quá nhiều thứ như vậy khiến đứa trẻ hụt hẫng, bế tắc và muốn tìm đến cái chết.”

Kể từ đó về sau, Bà Thi quyết định giao lại vị trí giám đốc công ty cho một đàn em khác và chỉ đảm nhận một vị trí nhân viên bình thường để có thể dành nhiều thời gian hơn cho con trai. Ông Tùng cũng học được cách nhường nhịn vợ con, gia đình không còn tiếng cãi vã nữa. Kết quả học tập của bé Khôi cũng dần dần được cải thiện.

Bài học cuộc sống – Đừng nghĩ rằng trẻ em không biết gì, và chúng không bao giờ biết stress. Bởi ở tuổi của chúng có những suy nghĩ riêng biệt chịu tác động trực tiếp từ cha mẹ. Chính cha mẹ là người định hướng cũng như ảnh hưởng tới hành vi của chúng.

Theo Thể thao xã hội

"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."