Cả làng ” mắc màn ăn cơm” đằng sau là sự thật khiến nhiều người bức xúc

Gần một tuần nay, người dân thôn Đông Hạ (Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội) phải sống chung với ruồi. Cuộc sống bị đảo lộn nghiêm trọng.

Người dân khốn khổ vì hàng triệu con ruồi Nhiều ngày nay, sinh hoạt của người dân gần bãi rác Nam Sơn đảo lộn vì hàng triệu con ruồi ngày đêm bâu kín.

Ảnh:internet

Gia đình bà Nguyễn Thị Đông (đội 18, thôn Đông Hạ) cách bãi rác Nam Sơn khoảng 100 m vài ngày nay phải mua màn chụp để có thể linh hoạt sử dụng được ở bất kỳ đâu trong nhà như ăn cơm, ngủ, nghỉ.

Ảnh:internet

“Nói vui thì bảo là ăn tranh của ruồi nhưng sự thực là thế, không mắc màn thì ruồi bâu hết vào mâm. Có hôm đang nhai cơm thì ruồi chui tọt vào trong miệng, tôi sợ phát kinh mất mấy hôm”, bà Đông nói.

Ảnh:internet

Ngồi ăn cơm trong màn nhưng ruồi vẫn vo ve bên cạnh. Vợ chồng con trai bà đi làm ca đêm sáng sớm mới về nhưng cũng không được chợp mắt vì phải dọn dẹp nhà cửa trước sự “đổ bộ” của ruồi mấy ngày nay.

Ruồi đậu ở bất cứ nơi đâu trong nhà, từ mắc phơi quần áo đến thực phẩm.
“Chúng tôi phải rửa đi rửa lại thức ăn trước khi chế biến, nhiều lúc quay đi quay lại đã thấy ruồi bâu vào rồi”, bà Đông thở dài.
Bà Đông đứng nói chuyện trong khi các con ruồi bay đi bay lại đậu vào chân tay bà liên tục.
Những con ruồi dường như không biết sợ người.
Không chỉ thôn Đông Hạ, các khu vực khác xung quanh bãi rác Nam Sơn đều trong tình trạng tương tự.
Đánh bẫy là cách ngăn chặn ruồi phổ biến nhất hiện nay của người dân. Bởi tiền mua thuốc thì đắt, nếu không dùng bẫy, người dân cũng không còn cách nào khác.
Mỗi ngày người dân thu được từ 1-2 kg ruồi, người thì đem đi vứt ở bãi rác, người thì chọn cách đốt.
Mỗi ngày người dân thu được từ 1-2 kg ruồi, người thì đem đi vứt ở bãi rác, người thì chọn cách đốt.
Hé cửa ra là ruồi bay vào nên lúc nào nhà cửa cũng trong tình trạng “ra đóng vào khép”.
Xác ruồi la liệt trên sân nhà.
Ông Hoàng Văn Duyệt bật hết công suất của quạt lớn bé để đuổi nhưng ruồi vẫn bám lỳ trong nhà không chịu đi. Ông phải mua thêm thuốc để diệt.
Mỗi ngày phải chi 100.000 – 200.000 đồng tiền mua bẫy ruồi nhưng vừa đặt bẫy thì ruồi lại bâu kín. “Bẫy được bao nhiêu lại xuất hiện thêm ruồi ở nơi khác bay đến”, ông Nguyễn Hải Yến nói.
Ruồi chết tạo nên mùi hôi thối. Mặc dù ngày nào cũng quét dọn nhà cửa sạch sẽ nhưng do có quá nhiều ruồi nên người dân cũng đành bất lực.
“Người dân nơi đây vốn đã quen với cảnh sống chung với ruồi nhưng nhiều như lần này thì chưa bao giờ nghĩ đến”, anh Yến vừa gom ruồi vào túi vừa ngao ngán lắc đầu.
“Chưa biết ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào nhưng cứ sáng dậy mở mắt ra là nhìn thấy ruồi, ăn cơm phải để ý đến ruồi, rồi mùi hôi thối lởn vởn xung quanh đã làm tinh thần của chúng tôi hết sức mệt mỏi. Không biết tình cảnh này khi nào mới kết thúc?”, cụ bà gần trăm tuổi bức xúc.

Theo zing

 

"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."